Bàn luận: Thuyết tiến hóa

1.7 Thuyết Tiến hóa và địa chất

7.a Các phương pháp định tuổi địa chất

           

Bà Giáo sư: Dù có vẻ vô lư đối với các Định Luật Nhiệt Động Lực, Xác Suất Toán Học, Sinh Vật Học, Giải Phẫu Sinh Lư hay  Di Truyền Học, tôi nghĩ rằng nếu có đủ một thời gian lâu dài của quá tŕnh chọn lọc tự nhiên,  quá tŕnh tiến hóa có thể xảy ra.

            Ông Mục sư: Một học sinh phổ thông cũng có thể biết rằng nếu đă phản khoa học th́ dù  thiên nhiên có tự thí nghiệm bao nhiêu lâu đi chăng nữa cũng vô ích.

            Giả sử Bà ngồi trên chiếc máy bay này, thả một bộ bài tú lơ khơ  từ độ cao một cây số xuống, liệu các con bài đó có thể tự xếp theo đúng màu sắc và thứ tự từ 1 đến 10, J, Q, K, A không? Không! Nếu một cây số chưa đủ cao vậy hăy bay lên mười cây số. Càng lên cao thời gian rơi xuống càng lâu và những con bài của Bà chắc sẽ có đủ thời gian để sắp xếp theo trật tự phải không. Thực ra càng lên cao, các con bài khi rơi xuống sẽ càng bị tản mạn xa xôi hơn. Quá tŕnh tiến hóa thực ra là quá tŕnh thoái hóa (theo Định Luật Nhiệt Động Học Thứ Hai), từ trật tự sẽ đi đến hỗn loạn. Thời gian càng nhiều th́ t́nh trạng hỗn loại càng lớn, đúng không. Xin Bà Giáo sư cho biết tuổi Trái Đất là bao nhiêu?

            Bà Giáo sư: Ít nhất là 5 tỷ năm!

            Ông Mục sư: Lấy ǵ làm bằng chứng?

            Bà Giáo sư: Ông hỏi câu này là tự sát đấy. Chúng tôi có các phương pháp định tuổi  đất đá và hóa thạch như phóng xạ Các bon 14, phóng xạ U-ran / Ch́, và phóng xạ Kal-li / A-gôn, v.v... Chúng tôi cũng có biểu đồ địa chất gồm có các tầng lớp đất đá, mỗi một lớp đất đá tiêu biểu cho mấy trăm triệu năm lắng đọng phù sa...  Tuổi Trái Đất khoảng 5 tỷ năm và quá tŕnh tiến hóa bắt đầu từ 3,5 tỷ năm.

            Ông Mục sư: Hóa thạch là xác của một sinh vật đă biến thành đá sau nhiều năm bị chôn vùi trong các tầng đất. Người b́nh thường nghe đến các phương pháp định tuổi hóa thạch và khoáng vật bằng cách đo lường phóng xạ th́ sợ lắm, chẳng ai dám căi lại. Nhưng xin hỏi các phương pháp ấy có thật chính xác, hữu dụng thực tế trong công tác nghiên cứu địa chất và hóa thạch không? Bà đă bao giờ tự tay đo đạc bằng các phương pháp đó chưa? 

Bà Giáo sư: À, chưa, chỉ nghe nói thôi.

Ông Mục sư: Trước đây người ta nói ǵ tôi cũng tin như vậy.

Các-bon 14 có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ, được thực vật hấp thụ qua quá tŕnh quang hợp. Các động vật ăn cỏ, lá và trái cây nhờ đó cũng tích trữ trong cơ thể một lượng Các-bon 14. Khi  sinh vật chết đi th́ lượng Các bon 14 mang tính phóng xạ bắt đầu giảm dần theo chu kỳ cố định, cứ  5730 năm th́ giảm đi một nửa. Vậy nếu lượng Các-bon 14 đo được trong một hóa thạch c̣n 1/4 so với lượng Các-bon 14 ban đầu, người ta biết rằng sinh vật ấy sống cách đây 11.460 năm. Nếu một sinh vật sống cách đây 1,15 triệu năm (tức là thời sơ khởi của người vượn theo Thuyết Tiến Hóa), lượng Các-bon 14 trong hóa thạch chỉ c̣n là 1/200! (một trên giai thừa 200) tức là 1/10375, có nghĩa là zê rô. Ai có thể đo chính xác được lượng phóng xạ nhỏ như vậy trong một hóa thạch sống cách đây 1 triệu năm, chưa nói đến  tổ tiên của loài cá sống cách đây 600 triệu năm và các tế bào sống đầu tiên h́nh thành cách đây 3,5 tỷ năm theo Học Thuyết Đa-uyn?

            Trong thực tế, phương pháp này chỉ dùng để định tuổi của các mẫu vật từ vài ngàn năm trở lại như xương cốt người sống thời Triệu Đà,  Hùng Vương mà thôi.

            Tất cả các phương pháp định tuổi khác đều có khuyết điểm và hạn chế tương tự. Có một số điều kiện phải được thỏa măn trước khi các Nhà Khoa Học có thể sử dụng các phương pháp định tuổi phóng xạ:

            1. Mẫu vật phải tương đối trẻ, (trong ṿng 5.000 - 10.000 năm trở lại) nhờ vậy lượng phóng xạ c̣n lại đủ lớn để có thể đo đạc chính xác được.

            2, Phải biết thành phần và số lượng các chất phóng xạ ban đầu.

3, Phải chắc chắn ở thời điểm  ban đầu không có sản phẩm của sự phân hóa. Ví dụ: chất U-ran sẽ phân hóa ra Ch́ (U-ran 238 biến thành Ch́ 206, U-ran 235 biến thành Ch́ 207). Bên cạnh đó, Ch́ cũng lại là sản phẩm của sự phân hóa từ chất Thô-rum ( Thô-rum 232 biến thành Ch́ 208) và từ chất  Ch́ 206 mang tính phóng xạ (Ch́ 206 biến thành Ch́ 207, Ch́ 207 biến thành Ch́ 208). Muốn dùng phương pháp định tuổi nhờ U-ran, chúng ta phải biết lượng U-ran ban đầu là bao nhiêu? Đó là loại U-ran nào, U-ran 235 hay U-ran 238? Trong mẫu vật có tồn tại Thô-rum và Ch́206 phóng xạ   không? Ch́ mà chúng ta có được trong mẫu vật hôm nay là sản phẩm phân hóa nào, của U-ran là Ch́ 206, Ch́ 207 hay của Thô-rum là Ch́ 208 ? Đây là những điều không ai có thể chắc chắn được, đặc biệt khi muốn bàn về hóa thạch từ thời đại hàng triệu, hàng trăm triệu năm về trước.

            4.  Trong suốt thời gian qua, tốc độ phân hóa phải đều đặn và chất phóng xạ không mất mát đi hoặc thêm vô qua các quá tŕnh khác. Nói cách khác, điều kiện ngoại cảnh phải chính xác như trong pḥng thí nghiệm. Đó là điều không thể có được trong thiên nhiên. Khi đặt một hóa thạch lên máy đo, ai có thể biết chắc mẫu vật này đă bị phơi nắng dầm sương bao lâu? Hay bị động đất, núi lửa hoặc nước lụt vùi dập đến mức độ nào? Hóa thạch đó có bị ô nhiễm bởi các hóa chất khác không, hay có nằm giữa các khoáng vật mang tính phóng xạ không, lượng tia phóng xạ từ vũ trụ thâm nhập vào khí quyển ngày xưa có như ngày nay không? v.v... Tóm lại, tất cả điều kiện ngoại cảnh đều ảnh hưởng đến tốc độ phân hóa của chất phóng xạ trong hóa thạch.

            Người ta có thể biết rơ những ǵ xảy ra trong ṿng 5000 năm trở lại đây, qua Kinh Thánh cũng như lịch sử nhân loại và truyền thuyết dân gian. C̣n  những ǵ xảy ra trước đó chẳng qua là giả thiết. Trong khi  các Nhà Khoa Học không tin có Nạn Hồng Thủy, tức là một trận lụt bao phủ cả Trái Đất xảy ra 4300 năm trước đây, họ lại tin có một cuộc va chạm giữa Trái Đất và một thiên thạch khổng lồ khiến cho các con khủng long bị chết cách đây hàng trăm triệu năm. Trong từng trường hợp, điều kiện ngoại cảnh thay đổi một cách bất thường và mănh liệt chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phân hóa phóng xạ. Bởi  vậy phương pháp đo phóng xạ không c̣n chính xác nữa.          

            Lấy ví dụ: một ấm nước chứa một lít nước tinh khiết đặt trên một bếp lửa trong pḥng sẽ sôi và bốc hơi hết trong ṿng một giờ. Nếu nước không tinh khiết, thời gian đun nước sẽ thay đổi. Nếu đem bếp ấy, ấm ấy để ngoài sân, có gió thổi, nước sôi trong ṿng hai giờ. Nếu đem bếp ấy, ấm ấy lên núi cao sẽ sôi nhanh hơn v́ áp suất thấp, nhưng nhiệt độ sôi lại thấp hơn... Nh́n vô ấm nước, ḿnh không thể nói rằng: "À, một giờ đă trôi qua v́ nước bắt đầu sôi." được.          

            Các phương pháp U-ran / Ch́  hay Ka-li / Agon có nhược điểm là thời gian phân nửa quá lâu nên dù đo đạc cẩn thận  dến đâu cũng đem lại những kết quả khác biệt. Trong khi đo đạc một hóa thạch t́m được ở Thụy Điển bằng phương pháp Uran / Ch́, người ta có được những kết quả như sau: 380, 400, và 800 triệu năm. Ở Ha -oai, năm 1968, khi đo đạc   các khoáng vật có nguồn gốc từ núi lủa, được tạo thành trong ṿng 200 -1000 năm trở lại bằng phương pháp Kali / Agon, người ta thấy rằng nếu mẫu vật lấy lên từ độ sâu 500 mét,  nó h́nh thành cách đây 22 triệu năm. Nếu mẫu vật được lấy lên từ độ sâu 2500 mét, nó h́nh thành cách đây 49,5 triệu năm. Nếu mẫu vật được lấy lên từ độ sâu 5000 mét, nó được h́nh thành cách đây 19,5 triệu năm. Thật ngạc nhiên, mẫu vật này ở sâu hơn lại trẻ hơn so với mẫu vật được lấy ở độ sâu 2500 mét. Ngay trong cùng một độ sâu, các mẫu vật cũng chỉ ra các lứa tuổi khác nhau từ 1 đến 42 triệu năm.

1.7.b  Biểu đồ địa chất

Trong thực tế người ta không có phương pháp nào định tuổi hóa thạch một cách chính xác. Từ Điển Bách Khoa Quốc Tế (World Book Encyclopedia) năm1988, trang 422, tập 7 nói về Hóa Thạch (fossils) như sau: "Người ta xác định tuổi của hóa thạch nhờ xác định tuổi của lớp đất mà hóa thạch nằm trong đó". Bây giờ, xin  giở sang trang 102 tập 15, nói về môn Khoa Học Nghiên Cứu Hóa Thạch (Paleontology): "Người ta xác định tuổi của một lớp đất nhờ xác định tuổi của các hóa thạch nằm trong đó". So sánh hai câu này Bà thấy có lư không? Muốn biết tuổi ông A xin hỏi tuổi vợ ông là bà B. Bây giờ đi hỏi tuổi bà B th́ bà ấy trả lời: "Có ǵ khó đâu, nếu anh biết tuổi chồng tôi th́ biết ngay  tuổi của tôi mà". Tương tự, một nông dân muốn cân con heo bằng ván bập bênh. Ông nói con heo bằng ḥn đá và ḥn đá nặng bằng con heo. Đúng! Nhưng nan đề là ông chẳng có phương tiện nào để xác định trọng lượng chính xác của ḥn đá hay con heo…

                 V́ không thể định tuổi được cả hóa thạch và lớp đất chứa nó, người ta đem hóa thạch so sánh với "cột biểu đồ địa chất" của Thuyết Tiến Hóa, hoàn toàn được dựng lên theo giả thiết. Muốn biết tuổi của một hóa thạch, người ta đối chiếu nó với tầng đất nằm bên trái để xem tuổi tầng đất tương ứng. Ngược lại nếu muốn biết tuổi tầng đất, người ta đối chiếu sang bên phải để xem tuổi của hóa thạch. Nan đề là tuổi của tầng đất, hóa thạch được quy ước theo giả thiết chứ không phải đo lường.

 

 

                Nh́n vào một bộ xương cá hơi khác thường, người ta nói nó sống cách đây 450 - 500 triệu năm theo biểu đồ. Con cá ấy có thể sống 2 - 3 ngh́n năm trước đây cũng nên. Khi người ta nói tuổi Trái Đất là 5,5 tỷ năm hay các con khủng long sống cách đây 150 triệu năm, chúng ta nên hiểu rằng đó là giả  thuyết phù hợp với Thuyết Tiến Hóa chứ không phải là sự đo lường khoa học chính xác.

    1.7.c Trái đất: Già nua hay trẻ trung?

    Giả thiết về tuổi Trái Đất khoảng 5 tỷ năm có nhiều điểm đáng nghi ngờ. Sau đây là một số thắc mắc chưa được giải đáp:

1. Nếu tuổi Trái Đất khoảng 5 tỷ năm, sao người ta không t́m thấy cây cổ thụ nào sống quá 4.000 -5.000 năm? Biết rằng không có ǵ sống vĩnh cửu, nhưng thời khủng long, khi cây dương sỉ c̣n cao đến 30 - 50 mét th́ chắc các loại cây cổ thụ, thông, sồi cũng có thể tồn tại 15 -20 ngh́n năm chứ.

2. Mặt Trăng có cùng tuổi với Trái Đất. Bởi khí quyển mỏng hơn và từ trường yếu hơn nên Mặt Trăng không thể đẩy ra những hạt bụi vũ trụ. Khi các nhà du hành vũ trụ hạ cánh xuống Mặt Trăng, người ta lo sợ con tàu sẽ bị ch́m trong biển bụi vũ trụ tích lũy từ hàng tỷ năm. Thật ngạc nhiên thay, họ khám phá ra một điều là lớp bụi vũ trụ ấy chỉ dày khoảng 1,5 cm. Điều đó chứng tỏ tuổi trẻ của Mặt Trăng.             

Mỗi một năm, người ta ước lượng khoảng 14 -50 tỷ tấn bụi vũ trụ rơi xuống Trái Đất. Nếu tuổi Trái Đất là 4,5 tỷ năm th́ lớp bụi kền có nguồn gốc vũ trụ  sẽ đóng dày 30 mét trên mặt đất và trên mỗi một mét vuông của đáy biển người ta sẽ t́m thấy 3,3 tấn kền lắng đọng. Thực tế không như vậy,  chứng tỏ rằng tuổi Trái Đất này không phải hàng tỷ năm nhưng trẻ hơn nhiều, khoảng vài ngàn năm mà thôi.

            Thiên thạch là loại đá từ vũ trụ (meteorite) bắn vào Trái Đất. Nếu tuổi Trái Đất cỡ hàng tỷ năm, sao chúng ta không t́m thấy thiên thạch trong các tầng lớp đất đá khác ngoài tầng lớp trên cùng?

            3. Các Nhà Tiến Hóa cho rằng tuổi của đại dương là một tỷ năm. Nếu mỗi một năm các con sông đem ra ngoài biển 27 tỷ tấn phù sa th́ lớp phù sa dưới đáy đại dương sẽ dày 29,7 km và lục địa sẽ mỏng đi  64 km trong ṿng một tỷ năm. Thực ra, lớp phù sa dưới đáy đại dương ngày nay chỉ dày 804 m mà thôi và nơi cao nhất của lục địa là đỉnh Ê-vê-rét chỉ cao đến 8,8 km. Câu trả lời thích đáng  là Trái Đất trẻ hơn nhiều so với điều người ta mong đợi.

                V́ sao nước biển mặn? Giả sử trong thời buổi ban đầu, nước biển không khác ǵ nước hồ và nó trở nên mặn bởi ḥa tan các khoáng chất được đưa từ đất liền ra từ sông ng̣i, các Nhà Khoa Học xác định rằng tuổi của biển không quá 200.000 năm, chính xác hơn: Khoảng 50.000 năm, chiếu theo mức độ phù sa trôi ra biển ngày hôm nay. Nhưng nếu trước đây xảy ra  Nạn Hồng Thủy như được mô tả trong Kinh Thánh,  th́ lượng đất đá và khoáng vật được xáo trộn trong một thời  gian 300 ngày đêm của một trận lụt toàn cầu khổng lồ  sẽ lớn hơn lượng phù sa được sông ng̣i  bào ṃn hàng năm trong điều kiện b́nh thựng. Như vậy tuổi của biển c̣n có thể được rút ngắn hơn nhiều, có thể 5000 - 10.000 năm.

4. Dầu và khí chứa đựng trong các”túi rỗng” nằm giữa các tầng đất, đá và cát, nhiều nơi sâu vài km. Nếu tuổi thọ của các tầng đất đá nhiều hơn 10 ngàn năm, sức nén cực mạnh như vậy sẽ khiến lượng dầu khí ấy bị ép đẩy, thẩm thấu vào môi trường xung quanh từ lâu rồi.

Description: oil%20and%20gas

5. Trái Đất là một cục nam châm khổng lồ. Các Nhà Khoa Học giả thiết là từ trường cuả Trái Đất được tạo ra bởi sự chuyển động của các ḍng điện trong ḷng Trái Đất. Họ cũng cho biết là sức mạnh của từ trường Trái Đất  đang giảm dần[1]. Nếu từ trường Trái Đất giảm dần với tốc độ 14% trong 130 năm theo quan sát khoa học, có nghĩa là cứ 1.400 năm, từ trường của Trái Đất giảm đi một nửa.  Nếu tuổi  Trái Đất là 5,5 tỷ năm, vậy từ trường ban đầu mạnh đến mức độ nào. Từ trường ở thời điểm cách  đây 30.000 năm đủ lớn để khiến mặt đất bị nung nóng tới nhiệt độ 5.000 độ C, gần bằng nhiệt độ trên bề mặt Mặt Trời. Làm sao sinh vật có thể tồn tại được trong môi trường ấy?  

2a

Từ trường của Trái Đất có tác dụng bảo vệ sinh vật khỏi  các tia phóng xạ vũ trụ. Từ trường càng lớn, tia phóng xạ thâm nhập vào khí quyển càng ít. Tia phóng xạ càng ít th́ lượng Các- bon 14 hấp thụ càng nhỏ hơn, nhỏ đến mức mà khi đo đạc các hóa thạch của sinh vật sống cách đây vài ngàn năm, các Nhà Khoa Học lầm tưởng rằng nó đă sống cách đây vài trăm triệu năm. Điều này khiến chúng ta nghi ngờ về sự hữu hiệu của các phương pháp định tuổi hóa thạch bằng phóng xạ.  

Có nhiều Nhà Khoa Học cho rằng từ trường Trái Đất thay đổi theo chu kỳ lúc lên lúc xuống. Đây là giả thiết  chứ không phải kết quả trắc nghiệm. Những ai dựa vào giả thiết  này sẽ sa vào một cạm bẫy: Nếu từ trường Trái Đất thay đổi không đều dặn th́ lượng Các-bon 14 trong sinh vật cũng thay đổi không đều đặn, vậy làm sao họ có thể xác định tuổi của hóa thạch bằng phương pháp phóng xạ được?

6. Mặt Trời  quả là một "Tên Khổng Lồ"  so với Trái Đất chúng ta, tuy nhiên đây là "một Tên Khổng Lồ nhỏ dần theo thời gian". Cứ một thế kỷ trôi qua, nó nhỏ lại khoảng 0,1% kích thước trước đó[2]. Mỗi năm Mặt Trời  thu nhỏ khoảng 13 km, tức rời xa Trái đất 6,6 km. Vậy cách đây 100.000 năm, Mặt Trời ở gần hơn  Trái Đất  660.000 km. Xích đạo chỉ ở gần Mặt Trời 6.500 km so với Bắc Cực mà bạn cảm thấy nhiệt độ thay đổi đến mức nào rồi.  Khoảng cách giửa Trái Đất và Mặt Trời  là 150 triệu km, nếu tuổi Mặt Trời là 20 triệu năm, nó lớn đến mức có thể đụng tới Trái Đất. Vậy Trái  Đất ở đâu cách đây 100 triệu năm hay 5,5 tỷ năm?

            7. Giả sử con người có mặt trên Trái Đất khoảng một triệu năm. Nếu chỉ tính mức độ tăng trưởng dân số hết sức khiêm nhường, (giả thiết 0,01% trong suốt lịch sử loài người, so với 1% - 2 %  trong thực tế ngày hôm nay), sau một triệu năm dân số trên Trái Đất sẽ là 1043  người, có nghĩa là con người đang sống sẽ đứng chật một khoảng không gian bằng 3.500 Hệ Mặt Trời[3]. Ấy là chưa kể đến102091 bộ xương người đang nằm dưới chân chúng ta. Thực ra, dân số trên Trái Đất năm 1650 mới có 545 triệu người, năm 1950 có 2,5 tỷ người và năm 2.000 có khoảng 6 tỷ người. Để tăng tưởng từ 8 người lên đến 6 tỷ người, chúng ta chỉ cần khoảng 4.300 năm chứ không phải một triệu năm. (Giả thiết mỗi thế hệ kéo dài khoảng 40 năm, một gia đ́nh chỉ có 2,5 người con và mức độ tăng trưởng dân số hết sức khiêm nhường là 0.5%). Điều này không những bác bỏ giả thiết con người xuất hiện một triệu năm trước đây, nhưng  còn chứng minh  cho Nạn Hồng Thủy xảy ra cách đây 4300 năm trong đời ông Nô-ê mà hậu quả chỉ có 8 người sống sót để làm tổ tiên cho cả nhân loại ngày nay. Ông Nô-ê sống khoảng 1.600 năm sau khi Đức Chúa Trời sáng tạo con người đầu tiên theo Kinh Thánh, xin xem Phụ Lục 1 ở cuối sách.

            8. Theo Kinh Thánh (Sách Sáng Thế Kư, Chương 5), Đức Chúa Trời  dựng nên con người đầu tiên là ông A-đam. A-đam sống 130 tuổi th́ sinh ra ông Sết. Ông Sết sống 150 tuổi th́ sinh ra ông Ê-nót.Vậy từ khi Chúa dựng nên ông A-đam đến ngày sinh của cháu ông là 130 + 150 = 280 năm. Theo cách tính như vậy,  chúng ta biết từ con người đầu tiên là A-đam đến Gia-cốp là thế hệ thứ 22  khoảng 2136 năm. Gia-cốp sống vào thời đại Đế quốc Ai Cập cách đây 4.000 năm. Vậy theo Kinh Thánh và lịch sử nhân loại chúng ta biết rằng loài người được tạo dựng cách đây khoảng 6000 năm chứ không phải là tiến hóa cách đây 1 triệu năm như các học tṛ của Đác- Uyn thường dạy.

Alvis_Delk_Print_overview_800px_dsc9293    http://www.answersingenesis.org/assets/images/articles/2011/03/petroglyph.jpg        

9. Thuyết Tiến Hóa nói rằng loài người bắt đầu khoảng một triệu năm và các con khủng long sống cách đây 150 triệu năm. Vậy làm sao họ có thể giải thích được những vết chân của con người bên cạnh vết chân của khủng long ở bờ Sông Paluxy, Bang Tếch-xát, Hoa Kỳ[4]   hay những h́nh vẽ về khủng long trong hang động của người cổ ở Natural Bridge National Monuments, Utah,USA? Ngay ở Việt Nam hay Trung Hoa có những truyền thuyết, truyện cổ tích về con rồng hay con phượng hoàng khổng lồ bắt cóc công chúa. Con rồng hay phượng hoàng  có thể là những con khủng long khổng lồ mà người xưa trông thấy, khiếp sợ đến mức phải bày đặt cúng tế.  Phải chăng con người cùng được tạo ra và chung sống với những con thú ấy trong một thời đại như trong Kinh Thánh?          

Ở Antelope Spring, Bang Utah, Hoa kỳ năm 1968,  người ta phát hiện ra dấu chân người cùng với các hoá thạch của các con vật không xương sống cách đây 600 triệu năm (theo các nhàTiến Hóa Học). Tất nhiên, họ phủ nhận dữ kiện này v́ nếu công nhận, cả lư thuyết của họ sẽ tan biến như khói gặp gió. [5]

            Kinh Thánh có thừa nhận chuyện loài người cùng chung sống với các con khủng long không? Thưa có. Sách Sáng Thế Kư,  Chương 1 cho biết Đức Chúa Trời tạo dựng sinh vật dưới nước và trong không trung vào ngày thứ năm. Ngày thứ sáu, Ngài tạo dựng sinh vật trên đất liền: Ḅ sát, gia súc, thú rừng và con người. Vậy câu chuyện t́m thấy vết chân người bên cạnh vết chân khủng long, hay h́nh vẽ khủng long trong hang động người xưa chẳng có ǵ khó hiểu nếu tin Kinh Thánh.

            Bà Giáo sư: Theo Kinh  Thánh th́  Trái Đất bao nhiêu tuổi?

            Ông Mục sư: Qua các ví dụ trên tôi đă chứng minh một cách khoa học rằng tuổi Trái Đất không phải vài tỷ năm nhưng vài ngàn năm mà thôi. Và lịch sử con nguời cũng khoảng sáu ngàn năm. Nhưng muốn biết chính xác nhất, xin Bà cùng tôi  xem trong Kinh Thánh. Ḍng đầu tiên có viết. "Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên Trời Đất". Câu 27: "Ngài dựng nên loài người như h́nh ảnh Ngài". Câu 31: "Ấy là ngày thứ sáu". Đức Chúa Trời dựng nên loài người trong ngày thứ sáu của công tŕnh Tạo Hóa. Chính Chúa Giê-su cũng khẳng định rằng: "Từ lúc đầu Sáng Thế, Đức Chúa Trời làm ra một người nam và một người nữ." (Sách Mác  Chương 10 Câu 6). Chúa chẳng nói: "Sau khi Đức Chúa Trời dựng Trái Đất 5 tỷ năm, Ngài dựng nên người nam và người nữ"... Vậy tuổi Trái Đất và lịch sử con người tương đương với nhau - khoảng 6.000  năm.


[1] (Ian Taylor – In The Mind Of Man). 

[2] http://www.icr.org/article/sun-shrinking/John  Theo Eddy & Aram A. Boornazian

[3] Dân số thế giới Pn  =   2/C-1 . [Cn-x+1] . [Cx - 1] theo Ian Taylor “in the mind of man”.

Pn= dân số sau “n” thế hệ, (mỗi thế hệ trung b́nh 40 năm)

“C”=nửa số con trong gia đ́nh, thường là 1.23, (C=1 khi dân số không tăng trưởng.)

“x”=số thế hệ c̣n đang sống trong một thời điểm (ví dụ x=3 cho 3 thế hệ ông, cha, con)

[4] Được phát hiện bởi  Alvis Delk, nhà khảo cổ nghiệp dư từ Stephenville, Texas, tháng 7 năm 2000 Hiện được trưng bày tại the Creation Evidence Museum, Glen Rose, TX. (Bible.ca).

 

[5] Giáo sư Tiến Hóa Richard Dawkins tuyên bố: “bất cứ một hóa thạch lỗi thời (như khủng long chung sống với con người) đều có thể “thổi bay Thuyết Tiến Hóa” (http://www.theguardian.com/science/2005/sep/01/schools.research)


 

Xem Tiếp: Khảo cổ học

 
 
Thuyết Đác uyn | Nhiệt Động lực | Cơ học | Toán học | Sinh học
Di truyền học| Địa chất | Khảo cổ học | Nguồn gốc loài người |
Chương tiếp