Bàn luận: Kinh Thánh

4.1 KINH THÁNH,

Phải chăng đây

là lời của Đức Chúa Trời?

 

Bà Giáo sư: Ông đă chứng minh sự sai lầm của Thuyết Tiến Hóa, quyền năng vĩ đại của Đức Chúa Trời và t́nh yêu của Ngài đối với nhân loại. Phải chăng những lư luận ấy là quan điểm của con người hay sự dạy dỗ của Đấng Thánh?  Nói có sách mách có chứng, nếu Đức Chúa Trời khôn ngoan, quyền phép như vậy, sao Ngài không cho chúng ta một văn tự về bản thân và công việc của Ngài?                  

Ông Mục sư: Bằng chứng về công cuộc sáng tạo có đầy rẫy trong thiên nhiên. C̣n về văn tự, ấy là Kinh Thánh. Không những Kinh Thánh mô tả việc Đức Chúa Trời tạo dựng bầu trời, trăng,  sao, Trái Đất và sinh vật thế nào, nhưng c̣n giải thích nguồn gốc và phương cách giải quyết nan đề số một của chúng ta là tội lỗi. Cuối cùng, Kinh Thánh c̣n tiên tri sự chung kết của Vũ Trụ và số phận của Loài Người. Tất cả thắc mắc của chúng ta đều có thể được trả lời nhờ nghiên cứu Kinh Thánh mà tín hữu tin chắc là Lời của Đức Chúa Trời.

             Bà Giáo sư:  Qua những lời giải thích của Ông, tôi biết rằng việc Đức Chúa Trời sáng tạo ra muôn vật hoàn toàn có lư, nhưng tôi chẳng tin những điều chép trong Kinh Thánh phù hợp với khoa học hiện đại. Làm sao tôi có thể  chấp nhận rằng một quyển sách được viết cách đây 3500 năm vẫn c̣n thích hợp với kiến thức và cách suy nghĩ của con người trong thế kỷ 21 này? Ông lấy ǵ để làm chứng cho Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời.

bk-14-(3)

            Ông Mục sư: Vâng. Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể khẳng định được điều này khi nghiên cứu về các tác giả của Kinh Thánh; Về sự tồn tại, sự phổ biến rộng răi của Kinh Thánh; Về các di tích, di vật lịch sử được Kinh Thánh nói đến mà Khảo Cổ Học đă xác định có thật. Chúng ta có thể kiểm nghiệm sự linh thiêng của Kinh Thánh qua nghiên cứu những lời tiên tri được nói trước hàng trăm, hàng ngh́n năm và ứng nghiệm chính xác trong lịch sử một cách chi tiết. Nếu chúng ta có thể chứng minh rằng Kinh Thánh không những không phản khoa học nhưng c̣n đi trước khoa học hàng chục thế kỷ, những người yêu mến khoa học sẽ chẳng gặp khó khăn ǵ khi tin rằng đây quả thật là Lời của Đức Chúa Trời.

.

1. Tác Giả Của Kinh Thánh

                Một quyển sách có thể có một tác giả, nhưng nhiều người viết. Ví dụ như tiểu sử của một nhân vật được một nhóm nhà văn cộng tác, mỗi người viết một phần để thành một quyển sách dày. Cũng vậy Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời được 40 tác giả  sao chép lại trong một tuyển tập gồm có 66 cuốn sách. Các tác giả đó có thể là một vị vua Do Thái (Đa-vít) hay một lănh đạo tôn giáo (Mô-se), một Tiên Tri (Sa-mu-en), một Tướng Lănh (Giô-sua), Thủ Tướng  (Đa-ni-en), một Bác Sĩ (Lu-ca), một Quan Chức Thâu Thuế (Ma-thi-ơ), một Người Chăn Cừu (A-mốt) hay một Người Đánh Cá ít học (Phi-ê- rơ), một Thầy Dạy Luật cao học (Phao-lô)... Họ sống không những xa cách nhau về địa dư trên ba lục địa Á, Âu và Phi Châu, nhưng xa cách nhau về thời gian, qua những giai đoạn lịch sử kéo dài 1600 năm, và cuối cùng họ c̣n xa cách nhau bởi những nền văn hóa khác biệt. Các phần của Kinh Thánh được viết bằng ba ngôn ngữ là tiếng Hê-bơ-rơ, tiếng A-ra-mi và tiếng Hi-lạp. Với số lượng tác giả nhiều như vậy,  từ đủ các tầng lớp xă hội, cộng với sự chia cách về địa dư, ngôn ngữ và thời gian, chắc Kinh Thánh sẽ là một mớ văn tự thập cẩm và mâu thuẫn lắm. Nhưng tất cả những ai đă từng đọc Kinh Thánh một cách thực ḷng đều thấy đây là một tác phẩm có một không hai. Nó hết sức thống nhất về chủ đề, trôi chảy về văn chương, chính xác về lịch sử và điều quan trọng nhất là có ảnh hưởng quan trọng đến người đọc, dù người đọc là nông dân sống cách đây 30 thế kỷ hay bác học đang ngồi trước máy điện toán hôm nay. Điều ấy chứng minh về sự hiện hữu của một Tác Giả Vô H́nh. Đấng ấy đă "hà hơi, mở óc, làm sáng mắt tâm linh" cho 40 phàm nhân và sử dụng bàn tay của họ để viết Lời Thánh xuống trang giấy, lưu truyền cho đến thế hệ chúng ta ngày hôm nay


Xem Tiếp:  Sự tồn tại và phổ biến
Tác giả và  người viết | Sự tồn tại và phổ biến | Lịch sử và tiên tri | Luật pháp | Khảo cổ
Khoa học phổ thông | Vật lư | Di truyền | Nhân chủng học | Thời gian | Tin học |
Chương tiếp