Bàn luận: Kinh Thánh

4.7  Vật lư

           

Về Vật Lư, chúng ta biết về hai định luật căn bản về năng lượng. Định luật thứ nhất: "Năng lượng không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi,  nó chỉ biến từ dạng này sang dạng khác và tổng số năng lượng không biến đổi". Định luật thứ hai: "Năng lượng chuyển từ dạng cấp cao sang dạng cấp thấp, ngày càng trỏ nên ít hữu dụng hơn". 

            Hai định luật này cho biết bốn sự thật về thế giới xung quanh chúng ta: (1) Tổng năng lượng đă có ngay từ ban đầu trong trạng thái cao cấp nhất. Từ đó đến nay, chẳng có một nguồn năng lượng mới nào được tạo nên. (2) Thế giới mà chúng ta quan sát thấy đang ở trong một quá tŕnh thoái hóa chứ không tiến hóa. (3) Sự thoái hóa chứng minh cho một sự bắt đầu hoàn hảo. (4)Vũ Trụ và Sinh Vật đang tồn tại nhờ một nguồn năng lượng từ bên ngoài,  Kinh Thánh khẳng định cả bốn sự thực ấy.          

            "Ấy vậy, Trời Đất và muôn vật đă được dựng xong rồi. Ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc" (Sách Sáng Thế Kư Chương 2 Câu 1). "Muôn vật bởi Ngài dựng nên, chẳng có chi đă làm nên mà không bởi Ngài" (Sách Giăng Chương 1 Câu 2). "Muôn vật được dựng nên trong Ngài, bất luận (tinh tú) trên trời hay (vật thể) dưới đất, vật thấy được (bằng mắt)  hay không thấy được (như điện tử, hạt nhân... hoặc thế giới thần linh bí ẩn) đều bởi Ngài và v́ Ngài mà được dựng nên cả" (Sách Cô-lô-sê Chương 1 Câu 16)[1] . Các câu Kinh Thánh trên khẳng định là Đức Chúa Trời đă kết thúc chương tŕnh tạo hóa, kết thúc một cách trọn vẹn, toàn hảo. Từ thời điểm ấy đến nay, chẳng dạng năng lượng và vật chất nào mới xuất hiện, hoặc thêm vô. Thỉnh thoảng, người ta tuyên bố mới phát hiện ra loài vật này hay ngôi sao kia chẳng qua là chúng vẫn tồn tại ngoài sự hiểu biết của con người. Không những Ngài dựng nên chúng nhưng c̣n khiến chúng tồn tại mặc dù năng lượng bị thoái hóa: "... Ngài có trước muôn vật và muôn vật đứng vững trong Ngài."  (Sách Cô-lô-sê Chương 1 Câu 17.

            Trong Kinh Thánh c̣n có câu khẳng định rằng tất cả các tạo vật sẽ trở nên già cỗi, kể cả vũ trụ: " Thuở xưa Chúa lập nền của Trái Đất, các Tầng Trời cũng là công việc của tay Chúa. Trời Đất sẽ bị hư hại, song Chúa hằng c̣n. Trời, Đất sẽ cũ ṃn như áo sống. Chúa sẽ đổi Trời Đất như cái áo và nó sẽ bị biến thay. Song Chúa  không hề biến cải, các năm của Chúa không hề cùng." (Sách Thi-Thiên Chương 102 Câu 25-27).          

            Thế giới trở nên già cỗi, không những v́ năng lượng trở nên vô dụng theo thời gian nhưng c̣n v́ tội lỗi của con người. Kinh Thánh cho biết rằng muôn vật đang than thở và chịu khó nhọc cho đến ngày nay, mong được giải cứu khỏi sự hư nát (Rô-ma 8:19:22). Tuy nhiên, xin chúng ta đừng tuyệt vọng, khi Đức Chúa Trời hoàn tất chương tŕnh cứu chuộc con người, Ngài cũng sẽ sáng tạo ra Trời mới và Đất mới cho chúng ta sinh sống phước hạnh. Sau đây là lời của một ông Giăng, một môn đồ của Chúa Giê-su: "Đoạn tôi thấy Trời mới và Đất mới, v́ Trời thứ nhất và Đất thứ nhất đă biến đi và biển cũng không c̣n nữa ... Đấng ngồi trên ngôi phán rằng: 'Ta sẽ làm mới lại hết thảy muôn vật'" (Sách Khải Huyền Chương 21 Câu 1,5)

            Chúng ta có thể hỏi, mọi sự sẽ trở nên già nua và mất dần năng lượng hữu dụng, vậy Đức Chúa Trời th́ sao?  Khi xem một bức tranh cổ của các họa sĩ tôn giáo Châu  Âu, chúng ta thường thấy Đức Chúa Trời trong h́nh ảnh một ông cụ râu tóc bạc phơ, áo dài bay phấp phới trong đám mây. Nhưng đó là sự minh họa sai lầm. “Chúa chẳng hề biến cải các năm của Chúa không hề cùng..." ̣̣̣(Thi Thiên 102 câu 27). Chúa là Đấng Tạo Hóa là nguồn năng lượng vô biên, các định luật tự nhiên do Ngài đặt ra cho tạo vật, c̣n bản thân Ngài là Đấng Sáng Tạo, chẳng có luật nào có thể hạn chế, đóng khung được Ngài. Ví dụ rất đơn  giản : Chúa Giê-su đi bộ trên biển mà không ch́m (Sách Ma-thi-ơ Chương 14 Câu 25), quở mắng gió băo làm sóng yên biển lặng (Sách Ma-thi-ơ Chương 8). Chúa đặt tay trên người  hủi mà không bị lây (Sách Ma-thi-ơ  Chương 8 Câu 3). Chúa đứng trong ḷ lửa nóng gấp bảy lần b́nh thường mà không cháy (Sách Đa-ni-en Chương 3 Câu 25). Chúa làm cho Mặt Trời không lặn, hay nói một cách khoa học hơn là Trái Đất ngừng quay một ngày mà chẳng ai bay vào vũ trụ v́ quán tính. (Sách Giô-suê Chương 10). Chúa làm cách nào chẳng ai biết, công việc của Chúa không phản khoa học nhưng vượt trên tri thức của loài người. Chúng ta nên nhớ rằng: Kinh Thánh không phải là tập san khoa học nhưng là văn tự ghi lại sự kiện lịch sử với chủ đề tâm linh: Tội lỗi con người và chương tŕnh cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

            Trong ḍng đầu tiên của Kinh Thánh có ghi: "Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên Trời và Đất.". Vậy Đức Chúa Trời lấy vật liệu từ đâu?  Muốn chế tạo xe hơi phải có sắt thép, nhựa và cao su... Kinh Thánh chẳng dấu diếm  hay nói quanh co việc này, nhưng khẳng định rằng Đức Chúa Trời sáng tạo từ chỗ chẳng có ǵ cả. Điều ấy thật vô lư nếu như chúng ta không biết đến khả năng của Ngài. Chắc chúng ta c̣n nhớ vật chất có thể biến thành năng lượng (phản ứng nhiệt hạch) và ngược lại năng lượng có thể biến thành vật chất (qua máy gia tốc cực mạnh gọi là cosmotron, được mô tả ở Chương 2). Năng lượng là một sự vô h́nh, vô thể. Trong chân không cũng tồn tại năng lượng. Năng lượng đến từ Đức Chúa Trời, nguồn năng lượng vô biên và vĩnh cửu. Đức Chúa Trời có thể khiến một phần năng lượng của Ngài trở nên vật chất (Trời, Đất và Nước) và một phần năng lượng của Ngài biến thành ánh sáng. Dù một phần năng lượng đă biến thành vật chất và ánh sáng, Ngài chẳng v́ thế mà yếu đi hoặc phải ăn uống tẩm bổ để lấy lại sức. Điều này tương tự như việc một con muỗi đang đậu trên một quả núi tự nhiên bay đi, quả núi ấy chẳng v́ thế mà nhẹ đi mấy gram.

http://www.ehs.utoronto.ca/Assets/ehs%2BDigital%2BAssets/ehs3/radtraining/images/fund.particles_000.jpg.jpg

            Trong thế kỷ hai mươi, người ta biết đến cấu tạo của vật chất, biết đến các phân tử,  nguyên tử, điện tử, hạt nhân, hạt Gam-ma, hạt Bê -ta, hạt Phô-tôn, các hạt Quark – hạt cơ bản sơ cấp - là những thứ mắt thường không thể thấy. Có hạt nhỏ đến mức mà dụng cụ quang học điện tử cũng phải chịu bó tay. Người ta biết đến nhờ quan sát hiệu quả của nó trên các hạt khác. Thế mà cách đây hai ngh́n năm, tác giả của Sách Hê-bơ-rơ viết rằng, bởi Đức Tin chúng ta biết rằng "Thế gian đă được làm nên bởi Lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi các vật bày ra (sờ sờ trước mắt) đó đều chẳng phải từ các vật (có thể) thấy được mà đến." ( Sách Hê-bơ-rơ Chương 11 Câu 3) Câu Kinh Thánh này cho biết hai điều. Thứ nhất, khẳng định việc Đức Chúa Trời tạo ra Trời Đất và muôn vật từ chỗ chẳng có ǵ cả. Thứ hai, khẳng định rằng thế giới vật chất hữu h́nh được tạo nên bởi các hạt vô h́nh, quá nhỏ cho mắt thường quan sát được. Đây phải chăng là kiến thức Vật Lư Nguyên Tử hiện đại hay sự "mở óc" cho tôi tớ Chúa cách đây gần hai ngh́n năm?


[1] Những chữ trong ngoặc đơn do tác giả thêm vô để làm câu Kinh Thánh đuợc sáng ư.


Xem Tiếp: Di truyền
Tác giả và  người viết | Sự tồn tại và phổ biến | Lịch sử và tiên tri | Luật pháp | Khảo cổ
Khoa học phổ thông | Vật lư | Di truyền | Nhân chủng học | Thời gian | Tin học |
Chương tiếp