Bàn luận: Công tŕnh Sáng Tạo

5.2 Tŕnh tự và phương pháp sáng tạo

 

         Bà Giáo sư:  Xin Ông tóm tắt những điều chúng ta có thể học hỏi được trong đoạn Kinh Thánh này.

            Ông Mục sư: Qua 25 câu ngắn ngủi trên, chúng ta học được rất nhiều điều quan trọng và lư thú về Đấng Sáng Tạo, về thời gian, về tŕnh tự và phương pháp sáng tạo muôn vật, về sự sinh sản và bảo tồn ṇi giống và về nguồn gốc loài người.

5.2.a Đấng Sáng Tạo

            Trước hết về Đức Chúa Trời. Mở đầu,  Kinh Thánh đă khẳng định sự có mặt của Đức Chúa Trời mà không cần phải giải thích Ngài từ đâu đến, ai tạo ra Ngài. Trước khi có vật chất, năng lượng và thời gian,  Ngài đă có, bởi Ngài là Đấng Hiện Hữu và Hằng Hữu. Tính từ Hiện Hữu và Hằng Hữu có nghĩa là tự nhiên mà có và có từ thủa quá khứ xa xôi vô tận cho đến đời đời. Chữ Đức Chúa Trời trong tiếng Do Thái là Ê-lô-ah (số ít) nhưng trong câu "Ban đầu,  Đức Chúa Trời tạo ra Trời Đất", Kinh Thánh dùng chữ Ê-lô-him (số nhiều) có nghĩa là các Thần, điều này ám chỉ rằng có nhiều Đấng cộng tác với nhau trong công cuộc sáng tạo, Trong một câu khác: "Ta hăy tạo nên loài người theo h́nh ảnh Chúng Ta." Chắc Bà có thể thắc mắc "Ta" là ai và "Chúng Ta" là ai vậy? Khi đọc và t́m hiểu sâu về Kinh Thánh Bà sẽ biết rằng đây là cuộc hội thoại giữa Ba Ngôi, Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Đức Chúa Cha không ai  cảm thấy xa xôi bởi mọi người đều gọi Ngài là Ông Trời, là Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh cũng dễ nhận ra dưới tên là Thần Linh của Đức Chúa Trời. C̣n Đức Chúa Con là ai? Lật sang phần thứ hai của Kinh Thánh là Tân Ước, Sách GiăngChương Một Câu Một,  chúng ta thấy: " Ban đầu có Chúa Cứu Thế (Ngôi Lời), Chúa Cứu Thế ở cùng với Đức Chúa Trời và từ nguyên thủy,  Ngài là Đức Chúa Trời Ngôi Hai". Đức Chúa Trời Ngôi Hai sau này giáng trần làm người lấy tên là Giê-su.

Bà giáo sư: Phải chăng ngay từ đầu đă có Chúa Giê-su?

            Ông Mục sư: Vâng, đúng vậy! Chúa Giê-su ở bên cạnh và có cùng thẩm quyền, địa vị, khả năng như Đức Chúa Trời Chúa Cha và Đức Thánh Linh. Ngài đă sáng tạo ra Trời Đất, muôn vật, muôn vật nhờ Ngài và v́ Ngài mà tồn tại. Đây là một khám phá vô cùng ḱ diệu bởi mọi người thường nghĩ rằng Chúa Giê-su chỉ là một người trần thế được Đức Chúa Trời ban quyền phép làm những việc kỳ lạ, vĩ đại cách đây hai ngh́n năm,   v.v... Nhờ Kinh Thánh mà chúng ta biết được Ngài đă có, có trước khi Đức Phật ra đời, hay trước khi Đức Mẹ Ma-ri thụ thai con trai đầu ḷng. Ngài c̣n có trước cả công cuộc sáng tạo Trời Đất nữa. Điều làm cho chúng ta sửng sốt nhất là Chúa Giê-su từ bỏ địa vị Đức Chúa Trời Ngôi Hai sang trọng xuống làm người phàm, cho phép con người dè bỉu, rủa xả, hành hạ và đóng đinh trên Cây Thập Tự. Dù đủ quyền năng để gọi sấm sét giáng xuống đầu kẻ ác, Ngài chẳng làm điều ấy, nhưng kiên nhẫn chịu đựng sự nhục nhă và nỗi đau đón để đền tội cho cả loài người. T́nh thương và sự hi sinh của Ngài thực không có cách ǵ diễn tả một cách thực tế hơn.

            Bà Giáo sư: Ông nói về Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời giáng trần, chịu đựng trên cây thập tự,  v.v... làm tôi sợ quá. Xin Ông nói tiếp về những điều khác của công cuộc sáng tạo đi.

             Ông Mục sư: Bà không nên sợ, bởi v́ điều ấy càng làm cho chúng ta, kính mến, biết ơn và muốn gần gũi Đấng Sáng Tạo hơn.

5.2.bThời điểm sáng tạo

         Qua những đoạn Kinh Thánh trên, chúng ta c̣n học hỏi được về thời gian. Thời gian là một khái niệm vĩnh cửu vô tận không có khởi đầu, không có kết thúc và không thể đo lường được. Chữ "ban đầu" trong Kinh Thánh nói lên điểm mốc của thời gian khi Đức Chúa Trời  bắt đầu công cuộc Tạo Hóa. Ở thời điểm "ban đầu" Đức Chúa Trời tạo ra ánh sáng và chia thời gian ra thành ngày theo chu kỳ của ánh sáng.

            Một ngày gồm có buổi chiều và buổi mai. Sau đó , Đức Chúa Trời lại chia thời gian thành những đơn vị lớn hơn như tháng và năm nhờ sự vận hành của Mặt Trăng và Mặt Trời. Để kỷ niệm công cuộc sáng tạo và thoả măn như cầu nghỉ ngơi của con người, Ngài lại chia thời gian theo chu kỳ bảy ngày một tuần. Bà thử tưởng tưởng  ḿnh phải làm việc 29 ngày mới được nghỉ một ngày theo Lịch Tháng (hay tệ hơn, phải làm việc 364 ngày mới được nghỉ một ngày theo Lịch Năm). Ngược lại, giả sử một tuần chỉ có hai ngày, làm việc một ngày nghỉ một ngày, liệu con người có thể hoàn thành, kết thúc được những công việc cụ thể ǵ không? Ngay cách chia thời gian của Ngài tôi đă thấy sự hợp t́nh hợp lư trong sự tính toán của Ngài rồi

5.2.c Tŕnh tự sáng tạo 

Chúng ta có thể tóm tắt như sau:

 Ngày thứ nhất: Đức Chúa Trời tạo ra khoảng không vũ trụ (Bầu Trời), Trái Đất và ánh sáng, đặt ra đơn vị chia thời gian theo ngày. 

Ngày thứ hai: Phân chia nước trong thể lỏng và thể khí, tạo ra bầu khí quyển xung quanh Trái Đất.

                Ngày thứ ba: Gom góp nước trong thể lỏng vào một nơi, tạo ra biển, đất liền và thế giới thực vật. Khi ấy, đất liền chưa được tách ra thành lục địa, chưa có mưa nên không có sông, suối, ao, hồ. Cây cối lấy hơi nước trong bầu khí quyển và từ ḷng đất để duy tŕ sự sống. [1]

Ngày thứ tư: Đức Chúa Trời  sáng tạo ra Mặt Trời, Mặt Trăng và các tinh tú. Bắt đầu chia thời gian theo Lịch  Năm,Tháng và Mùa,

 Ngày thứ năm: Đức Chúa Trời tạo ra thế giới động vật sống dưới nước và trong không trung.

                Ngày thứ sáu: Đức Chúa Trời  tạo ra thế giới động vật sống trên đất liền: gia súc, dă thú, các loài ḅ sát và con người.

Ngày thứ bảy: Đức Chúa Trời kỷ niệm sự hoàn tất công cuộc Tạo Hóa và đặt ra Ngày Thánh.[2]   Bắt đầu chia thời gian theo Lịch Tuần

Ngày 1

Ngày 2

Ngày 3

http://discovercreation.org/blog/wp-content/uploads/2013/01/6-days-of-Creation-horizontal.jpg

Ngày 4

Ngày 5

Ngày 6

Về thứ tự sáng tạo các loài, chúng ta thấy thế giới thực vật được sáng tạo trong một ngày, động vật được sáng tạo trong hai ngày. Các loài vật được tạo ra không theo tŕnh tự từ đơn giản đến phức tạp nhưng theo môi trường chúng sẽ sinh sống: Đầu tiên là các loài sống dưới nước và trong không trung, sau đó là các loài sống trên đất liền. Ở từng môi trường sinh sống, Đức Chúa Trời không tạo ra những loài đơn giản hơn rồi khiến chúng biến dần thành loài phức tạp như cá biển thành chim hay ḅ sát biến thành thú. Kinh Thánh nhấn mạnh ḍng chữ: " Đức Chúa Trời làm ra các loài sống dưới nước tùy theo từng loại... các loài chim trong không trung, tùy theo từng loại... các loài thú rừng tùy theo từng loại, các loài súc vật tùy theo từng loại, các loài ḅ sát tùy theo từng loại..." Ngay từ ban đầu,  Đức Chúa Trời đă sáng tạo ra các loài riêng biệt theo từng loại chứ không khiến loài này tiến hóa thành loài kia. Đây là Định Luật Bảo Toàn Ṇi Giống Sinh Vật.

Có người hỏi: "Vậy cái ǵ có trước, trứng gà hay con gà? Giả sử Ngài tạo ra quả trứng đầu tiên, 21 ngày sau mới có con gà con, điều ấy có lư không? Khi mới nở ra, ai dạy cho gà con đào bới t́m giun?" Câu trả lời cũng được t́m thấy trong Kinh Thánh, mỗi khi Ngài tạo nên một con vật, Đức Chúa Trời luôn chúc phước cho nó và phán: " Hăy sinh sản, tăng thêm cho đầy rẫy dưới nước, trong không trung và trên mặt đất..." Đúng vậy, ngay từ đầu,  Đức Chúa Trời đă sáng tạo ra các con vật và con người hoàn tất, trưởng thành, có khả năng sinh sản.  Phương cách sinh sống thích hợp với từng môi trường và nghệ thuật nuôi con đều được Ngài mă hóa trong hệ thống di truyền của từng loài.

5.2.d Phương pháp sáng tạo

1. "Ban đầu Đức Chúa Trời sáng tạo Trời Đất": Động từ Sáng Tạo (barah) ở đây có nghĩa là tạo ra từ con số không, (từ năng lượng vô h́nh biến thành vật chất hữu h́nh). Động từ này khác với động từ Làm Ra, Chế Ra (asah) từ các vật liệu có sẵn, được dùng khi Ngài tạo dựng Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao trong ngày thứ tư.

2. "Đức Chúa Trời phán". "th́ liền có". Ánh sáng, biển, đất liền và thế giới thực vật được tạo ra bằng lời phán đầy thẩm quyền và năng lực của Đức Chúa Trời.

 3. "Đức Chúa Trời phán" rồi "Ngài làm ra".  Bầu khí quyển, các tinh tú, Mặt Trời, Mặt Trăng và thế giới động vật đều được sáng tạo theo cách như vậy.

4. "Đức Chúa Trời phán", rồi "lấy đất nắn lên người" và "hà sinh khí vào lỗ mũi". Quá tŕnh tạo dựng con người là một quá tŕnh phức tạp nhất. Không những Đức Chúa Trời phán bằng lời, tuyên bố mục đích công việc tạo dựng con người, nhưng c̣n tỉ mỷ lấy đất nắn nên người, rồi hà hơi sống của chính bản thân Ngài vào lỗ mũi, khiến con người trở nên loài sinh linh. Không có một tạo vật nào khác được Đức Chúa Trời dựng nên một cách đặc biệt như vậy. Điều ấy giải thích sự siêu việt của loài người trong thiên nhiên.

5. "Đức Chúa Trời lấy làm hài ḷng" hay "Ngài thấy điều đó tốt lành'" sau mỗi một ngày... Điều ấy chứng tỏ sự tốt đẹp, hoàn hảo của Công Cuộc Tạo Hóa. Đây là điểm khởi đầu của quá tŕnh thoái hóa theo Định Luật Nhiệt Động Lực Thứ Hai (Ên-trô-pi) chứ không phải là khởi đầu của Quá Tŕnh Tiến Hóa mà nhiều người vẫn lầm tưởng..


[1] Sách Sáng Thế Kư Chương 2 Câu 6

[2] Ngày Thánh là Ngày Thứ Bảy, nhưng tín hữu sử dụng Ngày Chủ Nhật để thờ phượng bởi v́ Chúa Giê-su sống lại trong Ngày Chủ Nhật..


 
Xem Tiếp: Tính siêu việt của loài người
Sự tíchTŕnh tự và phương pháp | Tính siêu việt của loài người | Bất hạnh | Hồng thủy | Chương tiếp