Trịnh Xuân Thuận: Tôi tin thuyết Sáng Tạo    

Phan Như Ngọc: Niềm hạnh phúc tuyệt vời   

“Ai tin Tạo Hóa, Ai tin Tiến Hóa”. Danh sách các bác học cấp tiến sỹ  và niềm tin của họ

Phải chăng ai theo thuyết Tạo Hóa đều là khoa học gia giả h́nh?


 

Các nhà khoa học có tin vào Chúa?

 

 

Khoảng 2/3 các nhà nghiên cứu tin vào Đấng tối cao này. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy sự khác biệt sâu sắc giữa họ phụ thuộc vào lĩnh vực mà họ đang theo đuổi.

Theo đó, những người làm trong ngành khoa học xă hội có xu hướng tin vào Chúa và tham dự các hoạt động tôn giáo nhiều hơn so với các học giả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Gần 38% các nhà khoa học tự nhiên - những người liên quan đến bộ môn vật lư, hoá học và sinh học - cho biết họ không tin vào Chúa. Trong khi đó, chỉ có 31% những người nghiên cứu xă hội không tin vào thế lực thần bí này.

Trong cuộc khảo sát, nhà xă hội học Elaine Howard Ecklund từ Đại học Rice đă t́m hiểu 1.646 thành viên tại các trường đại học chuyên nghiên cứu, đưa ra 36 câu hỏi về niềm tin và các hoạt động tinh thần.

"Dựa trên các nghiên cứu trước đây, chúng tôi tưởng rằng các nhà khoa học xă hội sẽ ít thực hành tôn giáo hơn các nhà khoa học tự nhiên, nhưng dữ liệu thu được lại cho kết quả ngược lại", Ecklund nói.

Một số kết quả nổi bật như sau: 41% các nhà sinh học không tin có Chúa, trong khi con số này chỉ là 27% ở các nhà khoa học chính trị.

Trong một công tŕnh độc lập tại Đại học Chicago, công bố tháng 6 vừa qua, 76% các bác sĩ nói họ tin vào Chúa, và 59% tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia.

"Giờ đây chúng ta phải t́m hiểu nguồn gốc của những khác biệt này", Ecklund nói. "Nhiều nhà khoa học xem ḿnh là người duy tâm lại không gắn với tôn giáo cụ thể nào cả và không tin vào Chúa". Ecklund và cộng sự đang thực hiện những cuộc điều tra dài hơi hơn để t́m hiểu nguyên nhân của điều này.

Vnexpress.net / T. An (theo LiveScience)

 

“Ai tin Tạo Hóa, Ai tin Tiến Hóa”. Danh sách các bác học cấp tiến sỹ  và niềm tin của họ http://christiananswers.net/creation/people/home.html

 

Phải chăng ai theo thuyết Tạo Hóa đều là khoa học gia giả h́nh? http://christiananswers.net/q-eden/edn-scientists.html

 

V́ sao có nhiều nhà khoa học tin theo thuyết Tiến Hóa? http://christiananswers.net/q-aiia/aiia-scientists.html

 

 

Trịnh Xuân Thuận: 'Tôi tin vào Thuyết Tạo Hóa'

GS. Thuận là tác giả của 3 cuốn sách Giai điệu bí ẩn, Hỗn độn và Hài ḥa, Tṛ chuyện với Trịnh Xuân Thuận, đă dịch ra tiếng Việt và được bạn đọc hoan nghênh. VnExpress mới đây cũng giới thiệu một bài viết của ông - Ba cái chết của ngôi sao. Cuối năm nay, độc giả sẽ có cơ hội thưởng thức một tác phẩm khác của ông -Cái vô hạn trong ḷng bàn tay.

Nói tiếng Việt không thật chuẩn, thường xuyên phải minh họa bằng tiếng Anh, Pháp và cả "body language", nhưng giáo sư Trịnh Xuân Thuận vẫn hấp dẫn hội trường đông kín người tại ĐH Bách khoa Hà Nội suốt 3 giờ đồng hồ sáng nay, với bài nói chuyện về Big bang và con người trong vũ trụ.

Đây là một trong số nhiều buổi gặp gỡ của ông với các chuyên gia và sinh viên Việt Nam yêu thích môn thiên văn nhân chuyến về nước lần thứ 3. Giới thiệu về Trịnh Xuân Thuận, Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch danh dự Hội Vật lư Việt Nam, chỉ nhận xét ngắn gọn: "Ông hiện là giảng viên Đại học Virginia, là một trong những nhà khoa học tự nhiên Việt Nam nổi tiếng nhất ở Mỹ và Tây Âu".

Bằng những h́nh chiếu đẹp và sinh động, bài giảng của Giáo sư Thuận đă khái quát lại lịch sử h́nh thành ư tưởng vũ trụ của loài người, từ những quan điểm sơ khai ban đầu như trái đất là trung tâm vũ trụ, rồi mặt trời là trung tâm vũ trụ cho đến khi ra đời lư thuyết vũ trụ gồm vô số các thiên hà như ngày nay. Ông giới thiệu các kính thiên văn lớn đặt tại Mỹ và trên thế giới, cách thức sử dụng và ảnh hưởng của các bức xạ khí quyển đối với việc quan sát thiên văn. Câu chuyện của ông cũng xoay quanh các thành viên trong thái dương hệ, từ sao Thủy ở gần nhất đến Diêm vương tinh xa xôi nhất, và xa hơn nữa là các thiên hà, các sao lùn trắng, các tinh vân, lỗ đen..., và đặc biệt là lư thuyết Big Bang (vụ nổ khai sinh vũ trụ) mà theo ông là lư thuyết quan trọng và uy tín nhất trong thiên văn học cho tới nay.

Nói về lịch sử h́nh thành vũ trụ và sự sống, GS. Trịnh Xuân Thuận so sánh, nếu tính tuổi của vũ trụ đến nay là tṛn một năm (với vụ nổ Big Bang là ngày 1/1), th́ hệ mặt trời h́nh thành vào ngày 9/9, tế bào đầu tiên h́nh thành ngày 25/9, cái cây đầu tiên xuất hiện 23/12, động vật có vú 26/12 và người cổ đầu tiên vào ngày cuối cùng của năm - 31/12.

GS. Thuận cũng cho biết bởi sự hoàn hảo và hài ḥa tuyệt vời của vũ trụ, nên ông tin vào nguyên lư sáng tạo, tức là vũ trụ hiện nay không phải được sinh ra ngẫu nhiên, mà được sáng tạo có chủ ư. Tuy nhiên, "đấng sáng tạo" đó không phải là con người cụ thể, như Chúa hay Phật tổ...

Cuộc thảo luận sôi nổi sau bài giảng của GS. Thuận đă tạo cơ hội cho các học giả và sinh viên Việt Nam bộc lộ niềm say mê thiên văn. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến những vấn đề hóc búa của vũ trụ học hiện nay như năng lượng tối, vũ trụ trong những giây đầu tiên, các lỗ đen và cả những sửa đổi gần đây trong lư thuyết lỗ đen của Hawking. Ba tiếng đồng hồ không ngắn nhưng vẫn là chưa đủ đối với nhiều người. Tạm biệt GS. Thuận, họ hy vọng lại có ngày được tiếp xúc với ông và tiếp cận với các thông tin mới nhất về lĩnh vực khoa học hấp dẫn này.  

Theo Vnexpress.net

Phan Như Ngọc: Niềm hạnh phúc tuyệt vời

 

Tôi sinh ra và lớn lên trong ḷng Miền Bắc .... Suốt mười năm học trường phổ thông, tôi luôn luôn được dạy rằng vũ trụ này tự nhiên mà có, không có Ông Trời nào hết.

Rồi tôi vào học ngành vật lư của Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Tôi phải học triết học duy vật một cách có hệ thống, trong đó sợi chỉ đỏ xuyên suốt là quan điểm vật chất có trước, vật chất đẻ ra ư thức, vật chất quyết định ư thức. Chỉ những ǵ con người cảm nhận được trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua các phương tiện máy móc, th́ mới tồn tại (hay hiện hữu). Như thế, chủ nghĩa duy vật đương nhiên chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, v́ không ai có thể sờ đụng hoặc cảm nhận được Ngài nhờ các giác quan của ḿnh. Bấy giờ tôi cảm thấy chủ nghĩa duy vật là đúng. Ai tin có Chúa tôi đều cho là duy tâm, là mê tín dị đoan cả.

Sau khi tốt nghiệp, tôi làm nghề dạy học. Tôi phải vừa dạy vật lư, vừa thông qua môn học này để giáo dục tư tưởng duy vật cho học sinh, sinh viên. V́ thực tâm tin ở sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật, nên tôi giảng dạy rất say sưa, không thấy ǵ g̣ bó cả. Mười ba năm dạy học là mười ba năm góp phần tuyên truyền cho chủ nghĩa vô thần chống Chúa .... Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy xót xa ân hận vô cùng. Nếu linh hồn của lớp đàn em tôi bị hư mất, th́ chính tôi phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi đă vô t́nh gây nên tội.

 

Năm 1976, tôi được đi làm nghiên cứu sinh ở Hungary. Bốn năm sau, có chút bằng cấp nước ngoài rồi, tôi không dạy học nữa mà về làm việc ở Viện Vật Lư thuộc Viện Khoa Học Việt Nam. Về sau, tôi được cử làm trưởng pḥng của Pḥng Nghiên Cứu Vật Lư Hạt Nhân, trong đó có 6 tiến sĩ  cùng làm việc. Chúng tôi đă từng kư kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế (International Atomic Energy Agency), cộng tác nghiên cứu các phản ứng tổng hợp hạt nhân (fusion reactions) thuộc đề tài sử dụng năng lượng tổng hợp hạt nhân vào mục đích ḥa b́nh. Tôi đă đi dự một số hội nghị khoa học quốc tế để báo cáo về các công tŕnh nghiên cứu này. Bước đường sự nghiệp của tôi, tuy chưa bằng ai, nhưng đối với tôi có thể coi là toại nguyện. Chỗ làm việc của tôi thật lư tưởng. Bây giờ, khi đă tin Chúa, tôi thấy kế hoạch của Ngài đào tạo tôi thật quá kỳ diệu. Không có bàn tay chăm sóc của Ngài th́ một thường dân như tôi sao có thể được ưu đăi như thế. Cảm ơn Chúa thật nhiều!

 

V́ nhiều lư do, năm 1989, nhân một chuyến đi công tác nước ngoài, tôi đă xin ở lại Đức. Một hôm ở trại tỵ nạn Heilbronn, tôi gặp nhà truyền đạo Hà Lan Henk Wolthaus. Ông đến trại để phát sách Cơ Đốc cho mọi người. Sau khi nói chuyện với ông một lát, tôi xin ông một cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Anh (v́ ông không có Kinh Thánh tiếng Việt), và một vài cuốn sách nhỏ khác. Tối hôm đó, tôi bắt đầu đọc thử các sách mới xin xem sao.

 

Ngay từ ḍng đầu Kinh Thánh, tôi đă thấy vô lư: "Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất". Lương tri tôi bật ḷ xo. Đó là phản ứng tự nhiên của một người đă sống gần năm mươi năm với chủ nghĩa vô thần. Nhưng rồi tôi nhớ lại, chính Newton cũng cho rằng sở dĩ các thiên thể chuyển động nhịp nhàng được là nhờ "Cái hích đầu tiên của Thiên Chúa ", mà ngày trước tôi đă từng phân tích cho sinh viên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Tự nhiên tôi nghĩ rằng Newton, người phát minh ra định luật hấp dẫn vũ trụ, được coi là phát minh đại nhất của lịch sử văn minh nhân loại, lại có thể kém như thế ư? Và tôi tự trả lời: không thể được, chắc là ḿnh dốt, không hiểu được ông ta, có lẽ Đức Chúa Trời có thật.

 

Rồi tôi đọc tiếp câu chuyện Chúa sáng tạo vũ trụ trong sáu ngày chỉ bằng những lời phán. Tất cả như một truyện thần thoại dành cho trẻ con. Khi đọc đến Tân Ước, tôi lại càng thấy nhiều điều không thể chấp nhận được. Có thể tin chăng một bà mẹ đồng trinh sinh con, một người mù được sáng, người cùi được sạch, người què được lành, người chết đă có mùi được sống lại chỉ nhờ những lời phán? Ai có thể đi bộ trên mặt nước, ra lệnh bắt băo tố vô tri phải dừng?

 

Những phép lạ đầy rẫy trong Kinh Thánh làm cho cái đầu quen suy nghĩ theo kiểu vô thần của tôi không sao hiểu nổi. Đúng lúc ấy, trong đầu tôi nẩy ra một câu hỏi mà bây giờ tôi biết là chính Chúa đă đến và gỡ mối cho tôi. Câu hỏi đó là: Sức mạnh nào khiến cho hàng tỷ người trên thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học đại mà tôi từng ngưỡng mộ, tin Kinh Thánh? Họ cuồng tín, hay chính ḿnh ngu dốt? Từ những cuốn sách mỏng xin của Henk, tôi đă đọc thấy những câu bất hủ sau đây:

 

Charles Dickens viết: "Kinh Thánh Tân Ước chính là cuốn sách tốt nhất đă từng hoặc sẽ được biết đến trên thế giới".

 

Ngài Isaac Newton, nhà khoa học mà tôi đầy ḷng khâm phục, đă kết luận: "Trong Kinh Thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực hơn trong bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó".

 

Victor Hugo viết: "Nước Anh có hai cuốn sách, Kinh Thánh và Shakespeare. Nước Anh sinh ra Shakespeare, c̣n Kinh Thánh làm nên Nước Anh.

 

Albert Einstein, nhà vật lư học được coi là đại nhất của thế kỷ 20, đă phát biểu: "Khoa học không có tôn giáo là mù ḷa".

Ông cũng tuyên bố: "Tôi sẽ đi nhà thờ nào lấy những lời dạy của Chúa Giê-xu làm tín điều của ḿnh". Như vậy, chữ “tôn giáo“ mà ông dùng chính là Đạo Chúa, là Cơ Đốc Giáo thờ phượng Ba Ngôi Đức Chúa Trời.

 

Lúc bấy giờ, tôi chưa hiểu được nhiều, nhưng Chúa biết tôi là ngựi từng được học và làm khoa học nên đă dùng tiếng nói của chính các nhà khoa học thật lớn để mở mắt cho tôi. Tôi lại nhớ đến một câu chuyện về Newton. Sau khi ông phát minh ra định luật hấp dẫn vũ trụ kỳ diệu, nhiều người đă hỏi ông làm cách nào ông lại có thể phát minh ra định luật đại như vậy. Newton vừa cười vừa trả lời: "Đó là nhờ tôi đă đứng trên vai những người khổng lồ". Chúa như đang nhắc nhở tôi: "Hăy đứng lên vai những người khổng lồ này th́ con sẽ nhận ra Chân Lư của Ta". Quả nhiên tôi đă bị Ngài bắt phục dễ dàng. Cái tư tưởng vô thần, được tích lũy công phu và sử dụng trong bao nhiêu năm nay, bị đánh bật khỏi đầu tôi. Xưa nay tôi vẫn nghĩ đơn giản: không có Đức Chúa Trời v́ không ai chứng minh được sư hiện hữu của Ngài. Nhưng bây giờ tôi lại biết đặt câu hỏi mới: "Ai đă chứng minh được Đức Chúa Trời không hiện hữu?" Tất cả chỉ dựa vào cảm giác của con người; mà cảm giác th́ không phải là một cách chứng minh khoa học. Người đứng ở Trái đất nói rằng Mặt Trăng quay quanh Trái Đất; nhưng quan sát viên đứng ở Mặt Trăng sẽ bảo Trái Đất quay quanh Mặt Trăng. Ai đúng? Hơn nữa, có nhiều cái hiện hữu mà không thể nhận biết được bằng cảm giác, chẳng hạn như t́nh yêu, như trí khôn con người. Không có và không thể có một máy nào đo được t́nh yêu hay trí khôn. Rơ ràng rằng năm giác quan và tất cả những máy móc mà loài người làm ra không phải là đầy đủ để nhận biết được mọi đối tượng. V́ vậy, quan niệm "Có Chúa"  hay "Không Có Chúa" là vấn đề của Đức Tin, nằm ngoài phạm vi của khoa học, của cảm giác. Nói theo ngôn ngữ khoa học đây là những tiên đề (axioms).

 

Thật ra tiên đề “Có Chúa“ dễ tin hơn nhiều.  Nhà bác học Newton đă làm một mô h́nh hệ thống Mặt Trời rất đẹp để ngay trên bàn làm việc. Một hôm có một người bạn vô thần đến thăm. Ông bạn khen mô h́nh đẹp quá và hỏi rằng "Ai đă làm nên vậy?". Newton cười hóm hỉnh trả lời "Tự nhiên mà có đấy thôi". Ông bạn không tin. Newton trả lời: "Thế th́ tại sao cậu lại tin cả cái vũ trụ vĩ đại chuyển động nhịp nhàng này tự nhiên mà có, không cần Đấng Sáng Tạo?"

Tương tự như vậy, nếu đi làm về mà có cơm dẻo canh ngọt trên bàn th́ nhất định chúng ta tin rằng phải có một bàn tay khác chăm sóc. Chân lư đó thật quá đơn giản, vậy mà tại sao nhiều người (kể cả tôi trước đây) lại theo tiên đề “Không Có Chúa“. Kinh Thánh có câu trả lời: "v́ chúa đời này (ma quỷ) đă làm mù ḷng họ".

 

Tính muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên, tính di truyền kỳ diệu (hạt giống nào sinh cây trái đó), vẻ đẹp tuyệt vời của những nàng hoa, sự hài ḥa và hoàn thiện của cơ thể con người, sự hùng vĩ của bầu trời sao; tất cả những cái đó, cộng với những ư kiến các vĩ nhân mà tôi hằng kính phục, chính là sự minh họa tuyệt vời và là cơ sở để tôi tin rằng phải có Đấng Sáng Tạo. Đó chính là Đức Chúa Trời toàn năng (He possesses all power: omnipotent) toàn tri (He knows everything), toàn trí (He has all knowledge: omniscient) và toàn tại (He is present everywhere at one and the same time: omnipresent).

 

Dần dần tôi cũng tin Kinh Thánh là Lời Hằng Sống của Đức Chúa Trời, v́ dù đă được viết bởi hơn bốn mươi tác giả, ở những địa diểm khác nhau, trải ra 1500 năm, nhưng Kinh Thánh là một thể thống nhất. Từ đầu đến cuối đều nói về kế hoạch cứu rỗi của Chúa đối với nhân loại. Thật ra, đây cũng là vấn đề của Đức Tin, là tiên đề thứ hai cho mọi người tin Chúa.

 

Một trong những khái niệm khó nhất là khái niệm Đức Chúa Trời ba ngôi một thể. Đức Chúa Trời biểu hiện dưới ba h́nh thức khác nhau: Đức Cha, Đức Con (Chúa Giê-xu) và Đức Thánh Linh. Ba Ngôi vừa riêng biệt, vừa là một, nghĩa là chỉ có một Đức Chúa Trời.

 

Cảm tạ Chúa đă đào tạo tôi thành một người nghiên cứu vật lư, nên điều này đối với tôi lại rất dễ chấp nhận khi so sánh với nước. Nước cũng có ba trạng thái là rắn, lỏng và hơi. Ba trạng thái vật chất ấy đều có cùng bản chất là H2O. Có thể nói ba là một, một nhưng là ba. Ở đâu có một là có cả ba trạng thái. Điều thật khó hiểu đă trở thành quá rơ ràng, mặc dù đây chỉ là một sự so sánh rất khập khiễng,  một sự minh họa rất đại khái mà thôi.

 

Khi đă có những niềm tin cơ bản ấy (thừa nhận cả hai tiên đề), th́ mọi thắc mắc về các phép lạ đều được giải đáp dễ dàng. Đức Chúa Giê-xu chính là Đức Chúa Trời hiện thân làm người như chúng ta. Như vậy, Ngài là Đấng Sáng Tạo. Chính Ngài đă làm phép lạ vĩ đại nhất (Tạo dựng nên vũ trụ này) th́ những phép lạ khác trong Tân Ước, như đi bộ trên mặt nước, gọi người chết sống lại, ra lệnh cho băo tố phải dừng... đối với Ngài có ǵ là khó thực hiện.

 

Những lời dạy của Chúa Giê-xu đă gây cho tôi nhiều xúc động, v́ thấy t́nh yêu thương của Ngài thật vô bờ bến. Ngài cũng phán: "Ta là Đường Đi, Chân Lư, và Nguồn Sống. Nếu không nhờ Ta, không ai được đến với Cha". Ngài không t́m đường đi tới hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta, mà chính Ngài là Con Đường dẫn chúng ta đến sự cứu rỗi linh hồn. Ngài không nói tới một chân lư nào khác, v́ chính Ngài là Chân Lư tuyệt đối duy nhất. Và cũng chính Ngài là Nguồn Sống, v́ tổ phụ A-đam của chúng ta đă nhờ sinh khí của Ngài mà trở thành một loài sinh linh.

 

Người Việt Nam cũng tin có Ông Trời. Ca dao Việt Nam có bài:

 

Lạy Trời mưa xuống,

Lấy nước tôi uống,

Lấy ruộng tôi cầy,

Cho đầy bát cơm,

Lấy rơm đun bếp...

 

Con người tưởng rằng có thể trực tiếp đến với Đức Chúa Trời, đến với Cha Thiên Thượng. Chúa Giê-xu cho biết: Tội lỗi đă tạo ra một hố ngăn cách giữa nhân loại với Đức Chúa Trời, và bây giờ chính Ngài là chiếc cầu duy nhất bắc qua hố thẳm ấy. Ai không tin nhận Ngài th́ không thể đến cùng Đức Chúa Trời được. Ngài mời gọi: Hỡi những kẻ mệt mỏi và nặng gánh ưu tư, hăy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được an nghỉ. Ngài cũng phán: "Này, Ta đứng ngoài cửa mà gơ. Nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho, Ta sẽ vào ăn bữa tối với người đó, chỉ người với Ta".

 

Thật sự cảm động trước những lời dạy đầy t́nh yêu thương ấy, tôi đă quỳ gối ăn năn về tội lỗi trong những năm sống vô thần, và thành kính mời Ngài vào làm chủ cuộc đời ḿnh. Từ đó đời tôi hoàn toàn được đổi mới, tràn ngập ánh sáng, b́nh an và hy vọng.

 

Thưa quư vị,

 

Với bài viết ngắn này, tôi không thể nào nói hết được những phước hạnh mà Chúa đă ban cho tôi từ ngày tôi tin nhận Ngài. Trước đây tôi cứ nghĩ chết là hết. Thật ra không phải thế. Kinh Thánh cho biết rằng chết là bắt đầu một cuộc đời mới, như hạt giống chết đi để bắt đầu cuộc đời của một cây xanh. Chúa Giê-xu cũng dạy rằng: "Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại đến nỗi đă ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư vong mà có sự sống đời đời". Tôi không những đă nhận được những phước hạnh đời này, mà c̣n biết chắc rằng ḿnh sẽ có cuộc sống vĩnh cửu ở bên Ngài, sau khi từ giă thế giới này. Đó là niềm vui và sự b́nh an không thể mua được bằng bất cứ giá nào.

 

Để kết thúc, xin cho phép tôi trích dẫn lời của Albert Einstein:

 

"Tôn giáo của tôi là sự hạ ḿnh chiêm ngưỡng Đấng vốn là thần linh, tối cao, vô hạn, đă tự bày tỏ chính Ngài trong những phần tử vô cùng nhỏ bé của vũ trụ, để cho chúng ta có thể bằng tư duy thiển cận tầm thường của ḿnh cũng nhận biết được Ngài. Chính sự hiểu biết về những quy luật tuyệt vời của vũ trụ vĩ đại và kỳ diệu đă đem đến cho tôi niềm tin sâu sắc về sự hiện diện của một Đấng quyền năng tối thượng đă sáng tạo nên vũ trụ, cái mà con người không thể nào lănh hội được bằng lư trí của ḿnh, Đấng đó chính là Đức Chúa Trời của tôi." (Barnett Lincoln-The universe and Dr. Einstein, p. 95).

 

Kinh Thánh dạy rằng: "Đức Chúa Trời là t́nh yêu". Tin nhận Chúa Giê-xu, quư vị sẽ được nếm trải t́nh yêu thương ngọt ngào ấy như hàng tỷ người và cả chính tôi đă từng kinh nghiệm được. Quư vị sẽ như một người con lạc đường quay trở về nhà cha đẻ của ḿnh. Mọi thứ trước đây ở bên phải nay đều ở bên trái và ngược lại (Như đại văn hào Nga Lev Tolstoi đă nhận xét, sau khi ông tin nhận Chúa). Phước hạnh và t́nh thương của Chúa sẽ theo quư vị đến hết cuộc đời như Ngài đă hứa trong Kinh Thánh.

 

Cầu Chúa dùng bài làm chứng ngắn này để góp phần rất nhỏ giúp quư vị tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu, mời Ngài vào làm chủ cuộc đời ḿnh và nhận được Ơn Cứu Rỗi, tức là sự sống đời đời mà chính Ngài đă hứa ban tặng. Vui biết mấy, một ngày mai, chúng ta sẽ được gặp nhau ở Thiên Đàng, cùng nắm tay ca hát tôn ngợi Đức Chúa Trời yêu quư, Đấng Sáng Tạo, đă dựng nên trời đất vũ trụ, cũng như cả quư vị và tôi. Thật là một niềm hạnh phúc tuyệt vời! Ước mong sẽ được trao đổi tâm t́nh thêm với quư vị qua các phương tiện thông tin hiện có.

 

Phan Như Ngọc

 

 


Trịnh Xuân Thuận: Tôi tin thuyết Sáng Tạo    

Phan Như Ngọc: Niềm hạnh phúc tuyệt vời   

“Ai tin Tạo Hóa, Ai tin Tiến Hóa”. Danh sách các bác học cấp tiến sỹ  và niềm tin của họ

Phải chăng ai theo thuyết Tạo Hóa đều là khoa học gia giả h́nh?