tin tức đáng để ư

 


H́nh ảnh thiên văn đẹp nhất 2003  |  Chim tuyệt chủng tái phát ở Fiji  |  Động vật biến mất chưa chắc đă tuyệt chủng  |  Chúng ta được tạo từ đất sét

Chuột cổ đại lớn bằng con trâu  |  Thú có túi khổng lồ ở Úc  |  Thú có túi khổng lồ ở Úc  |  Động vật khổng lồ ở Úc  |  Sinh vật nguyên thủy thách thức Thuyết tiến hóa

Cuộc di cư của người Do-thái  |  Cừu Doly đă chết  |  Một hậu quả xấu của nhân bản  |  Có phải người đă ngừng tiến hóa   

Trịnh Xuân Thuận tin Thuyết sáng tạo  |  Các nhà khoa học tin Chúa  |  Những thắc mắc thú vị về động vật


 

Những h́nh ảnh thiên văn đẹp nhất 2003

Hiếm khi ngành thiên văn thế giới có sự tham gia đông đảo của những nhà nhiếp ảnh nghiệp dư như vậy, từ những người lần đầu tiên theo dơi các sự kiện ly kỳ trên bầu trời, tới một đứa trẻ làm các chuyên gia phải bất ngờ trước bức ảnh ấn tượng. Sau đây là 9 h́nh ảnh vũ trụ đẹp nhất do Space.com b́nh chọn.

vnexpress

H́nh ảnh trái đất (trái) chụp từ một robot bay quanh sao Hoả. H́nh bên phải là phác hoạ rơ nét hơn.

H́nh ảnh sao Hỏa rơ nét nhất từng chụp được.

Mặt trời đă gây ra cơn băo từ lớn nhất từ trước tới nay vào hôm 4/11, gây thiệt hại cho các vệ tinh và thiết bị vô tuyến.

Ngôi sao V838 Monocerotis bất chợt bùng nổ và phản chiếu ánh sáng lên những đám bụi vây quanh nó, tạo nên một màn tŕnh diễn tuyệt vời.

Màu đỏ đồng hiếm thấy của mặt trăng được tạo ra vào kỳ nguyệt thực hôm 8-9/11.

Một vệ tinh bay tới gần một ngôi sao và lớp khí của nó bị thổi dạt đi.

Cuộc phân tích trên h́nh ảnh bức xạ phông vũ trụ đă giúp t́m ra độ tuổi của vũ trụ (13,7 tỷ năm) và thời điểm ngôi sao đầu tiên sinh ra (200 triệu năm sau Big Bang).

H́nh ảnh gây tranh căi trong giới khoa học - Một thiên thạch hay tàu vũ trụ bị nổ? Nhiều người cho rằng quả cầu lửa chỉ là ánh mặt trời phản chiếu lớp khí thoát ra từ một chiếc Concorde.

Sao Thuỷ như một cái chấm trên nền mặt trời được chụp vào hôm 7/5. Cuộc gặp gỡ này là rất hiếm sau 13 thế kỷ.

 

Chim 'tuyệt chủng' tái xuất ở Fiji

 

Chim chích chân dài.

Một loài chim tưởng đă biến mất hơn một thế kỷ nay vừa mới được t́m thấy sống sót và hót líu lo ở Fiji. Loài chim chích chân dài (Trichocichla rufa) này được nh́n thấy lần cuối vào năm 1894 và có những điệu hót rất tuyệt vời.

Các nhà nghiên cứu đă phát hiện được 12 cặp chim hiếm ở khu rừng bảo tồn Wabu, gần núi Tomaniivi. Chim chích chân dài có thân h́nh nhỏ, cặp chân dài, lông màu nâu đỏ và thích sống ở những tầng cây thấp, rậm rạp.

"Việc phát hiện ra loài chim này có thể mang lại hy vọng được nh́n thấy lại nhiều loài chim quư hiếm khác như vẹt lorikeet cổ đỏ và gà nước có cánh sọc", nhà nghiên cứu Vilikesa Masibalavu phát biểu.

Một tiểu loài khác (Trichocichla rufa clunei) cũng được phát hiện vào năm 1973 trên đảo Vanua Levu, khi đó chỉ c̣n 2 con chim nhưng chúng chưa được nh́n thấy lại cho đến nay. Rất nhiều loài chim quư ở Fiji đă bị cầy mangut, có xuất xứ từ Ấn Độ, tiêu diệt.

"Chim chích chân dài là một loài sống rất ẩn dật, nhưng bây giờ chúng ta đă thu được điệu hót của chúng, từ đó có thể dễ dàng t́m kiếm và nghiên cứu các cuộc nói chuyện của chúng. Chúng tôi rất vui mừng kết luận rằng chim chích chân dài vẫn c̣n sống sót tại những khu rừng núi xa xôi", Guy Dutson, quản lư dự án Birdlife ở Fiji, tuyên bố.

Mặc dù đang sống an toàn ở Wabu, loài chim cao kều này vẫn đối mặt với nguy cơ từ những con cầy mangut và nạn chặt phá rừng.

Minh Thi (theo AFP

Động vật biến mất chưa chắc đă tuyệt chủng

Một loài vật không được nh́n thấy trong một thời gian dài không có nghĩa là chúng đă tuyệt chủng. Nghiên cứu mới cho thấy dodo, một loài chim xấu xí không biết bay nay không c̣n tồn tại, chỉ thực sự biến mất gần 30 năm sau khi người ta nh́n thấy chúng lần cuối.

Việc ước lượng chính xác khi nào một loài tuyệt chủng thường là khó khi mà những cá thể hiếm hoi có thể c̣n sống sót mà không bị phát hiện trong nhiều năm. Mặc dù ư tưởng cho rằng động vật không hẳn đă tuyệt chủng khi không được nh́n thấy trong một thời gian là hiển nhiên, thời điểm tuyệt chủng vẫn được các nhà khoa học xác định là ngày cuối cùng mà người ta nh́n thấy con vật.

Để xác định thời điểm biến mất thực sự của loài chim dodo, hai nhà khoa học - David Roberts của Vườn sinh vật hoàng gia của Anh và Andrew Solow tại viện Đại dương học của Massachusetts, Mỹ - đă áp dụng một bài kiểm tra thống kê với 10 báo cáo về lần cuối cùng nh́n thấy dodo. Phương án của họ nhằm tính toán khả năng một con vật có thể c̣n tồn tại vào những thời điểm sau khi nó được nh́n thấy lần cuối cùng.

Kết quả cho thấy khi mà thời điểm tuyệt chủng của loài chim vụng về này được xác định là vào năm 1662 - lần cuối cùng nó được nh́n thấy trên một ḥn đảo hiu quạnh ngoài khơi Mauritius - th́ tính toán của Roberts và Solow đẩy lùi thời điểm đó xuống năm 1690.

Giáo sư sinh học Des Cooper tại Đại học Macquaire ở Sydney cũng lấy ví dụ về loài động vật có túi Gilbert's Potoroo tưởng đă tuyệt chủng từ 100 năm trước mà mới được nh́n thấy vào năm 1994. "Một sinh viên tốt nghiệp Đại học Western Australia đến miền tây nam để t́m kiếm loài bettong đuôi chổi th́ bất ngờ phát hiện ra con Gilbert's Potoroo. Mọi suy nghĩ đều bị đảo lộn", Cooper nói.

Theo các chuyên gia Australia th́ biện pháp trên là đáng tin cậy để kiểm tra dân số của những loài động vật trên châu lục này.

 

Chúng ta được tạo ra từ đất sét?

Khoa học đă ủng hộ những quan điểm tôn giáo rằng, cuộc sống có thể bắt nguồn từ đất sét. Một nhóm các nhà khoa học tại Viện y tế Howard Hughes ở Boston, Mỹ, đă chứng tỏ chất liệu trong đất sét hỗ trợ quá tŕnh làm nảy sinh sự sống.

Cụ thể, một loại hỗn hợp đất sét gọi là montmorillonite không chỉ giúp h́nh thành những túi mỡ và chất lỏng, mà c̣n giúp tế bào thu dụng vật liệu gene có tên ARN. Đó là một trong những khâu chủ chốt trong quá tŕnh h́nh thành sự sống.

Jack Szostak, Martin Hanczyc và Shelly Fujikawa đă tiến hành nghiên cứu dựa trên một công tŕnh trước đó cho rằng đất sét có thể làm chất xúc tác cho những phản ứng hóa học cần thiết để tạo ra ARN từ những khối nucleotide.

Họ t́m thấy đất sét đẩy mạnh quá tŕnh h́nh thành nên các cấu trúc (gọi là túi mỡ) từ những acid béo. Đất sét cũng đưa ARN tới những túi mỡ này. Về bản chất, tế bào là một túi đựng các hợp chất lỏng hỗn hợp.

"Từ đó chúng tôi khẳng định rằng, không chỉ đất sét và các chất liệu trên mặt đất khác thúc đẩy quá tŕnh h́nh thành tế bào, mà c̣n tạo đường cho ARN tiến vào tế bào", Szostak nói.

"Như vậy, quá tŕnh h́nh thành, phát triển và phân chia tế bào từ thuở sơ khai có thể đă xảy ra do có sự tương tác giữa những phân tử khoáng chất, các loại vật liệu và năng lượng", các nhà nghiên cứu nhận định.

"Chúng tôi không tuyên bố rằng, sự sống đă bắt đầu như vậy. Chúng tôi chỉ nói rằng, chúng tôi đă chứng minh được sự phát triển và phân chia tế bào có thể xảy ra mà không cần tới bất cứ cỗ máy sinh hóa học nào. Nó có thể cho chúng ta đầu mối về cuộc sống đă h́nh thành như thế nào trên trái đất nguyên thủy", Szostak phát biểu.

Kinh Koran đă viết rằng Chúa tạo ra con người từ đất sét. Kinh thánh cũng cho rằng, con người là cát bụi và sẽ trở về với cát bụi.

Minh Thi (theo Reuters

 

Chuột cổ đại to bằng con trâu

Kỷ lục về cân nặng trong thế giới loài gặm nhấm mới được khám phá. Một loài chuột cổ đại có họ hàng với chuột lang ngày nay nặng tới 700 kg. Con vật dài 3 m, cao 1,3 m và sống cách đây 8 triệu năm, từng đi dạo trên những bờ sông màu mỡ của đồng bằng Orinoco cổ đại, thuộc tây bắc Venezuela.

Loài gặm nhấm Phoberomys pattersoni đă tuyệt chủng có cuộc sống nửa dưới nước, nửa trên cạn, nhai cỏ nước và lẩn trốn các sinh vật khổng lồ khác như cá sấu dài 3 m, mèo túi to bằng sư tử, chim ăn thịt không biết bay.

"Hăy thử tưởng tượng một con chuột lang có kích cỡ của một con trâu với cái đuôi dài ngoẵng và hàm răng gớm ghiếc. Nó nặng gấp 10 lần so với loài gặm nhấm to nhất ngày nay - chuột capybara Nam Mỹ", Marcelo Sánchez-Villagra tại Đại học Tübingen, Đức, đứng đầu nhóm nghiên cứu, phát biểu.

Sánchez-Villagra cho biết, đă phát hiện được bộ xương nguyên vẹn của con vật ở Urumaco, Venezuela, sau khi một trong những sinh viên của ông t́nh cờ nh́n thấy một chiếc xương chồi lên trong lớp trầm tích. Bộ xương được đặt tên Goya, lấy tên từ khu vực mà nó được phát hiện ra. 

Trước đó, người ta chỉ biết đến Phoberomys qua những chiếc răng riêng lẻ và vài mẩu xương, v́ vậy không ai h́nh dung được nó to cỡ nào. Nhưng cuộc phân tích bộ xương Goya đă cho phép nhóm nghiên cứu h́nh dung về trọng lượng cơ thể cũng như cuộc sống của con vật.

Alexander cho biết, để mang trên ḿnh trọng lượng gấp 1.400 lần so với chuột lang ngay nay, Goya phải có một dáng đi khác. "Chuột và các loài gặm nhấm nhỏ khác đứng như kiểu chúng đang chống đẩy. Nhưng các con có thú lớn hơn th́ giữ cho chân thẳng. Capybara đứng như cừu và Goya th́ c̣n đứng thẳng hơn nữa. Nếu bạn nh́n thấy con vật từ xa trong một ngày mù sương th́ trông nó sẽ giống trâu hơn là chuột lang".

Ngoại h́nh quá cỡ của Goya cũng có thể khiến con vật gặp khó khăn trong việc t́m kiếm một lượng thức ăn khổng lồ. Nhưng chính kích cỡ của nó đă giúp lên men một cách hiệu quả lượng cellulose của thực vật trong khoang bụng giống như cái chum.

Alexander cho rằng, Phoberomys không c̣n tồn tại là do chúng chậm chạp và không linh hoạt như linh dương để có thể trốn thoát kẻ thù. Trong khi đó, những loài gặm nhấm nhỏ hơn với móng ngắn th́ có thể đào hang để trốn thoát.

Minh Thi (theo Newscientist)

'Con' dă thú có túi khổng lồ ở Australia

Loài thú có túi lớn nhất từng tồn tại trên trái đất nặng gấp đôi so với những ước đoán trước đây của chúng ta, các nhà khoa học Australia vừa tuyên bố. Con vật có dáng vẻ của gấu túi này (tên khoa học là Diprotodon optatum) trung b́nh nặng hơn 2,5 tấn, bỏ xa những con tê giác vĩ đại nhất.

Thông báo này là của Stephen Wroe và cộng sự, thuộc đại học Sydney. Nhóm nghiên cứu đă tính khối lượng của D. optatum bằng cách so sách xương hoá thạch của nó với kích cỡ xương và khối lượng cơ thể của một vài loài thú và thú có túi hiện c̣n sống khác.

“Phương tŕnh mà chúng tôi dùng để dự đoán khối lượng có thể áp dụng cho nhiều loài động vật, từ những kẻ tí hon có kích cỡ của chuột tới những con voi đực lớn. Đây được xem là một trong những phương pháp đáng tin cậy nhất. Nó sẽ cực kỳ hiệu quả nếu bạn có bộ xương đầy đủ - như chúng ta có với D. Optatum, song không thể dùng với những mẫu vật chỉ c̣n răng”, Wroe cho biết.

Phân tích đă chỉ ra rằng, D. optatum có thể đạt trọng lượng tối đa là 2,8 tấn, chỉ chịu xếp sau voi trong thế giới của các loài thú trên cạn.

Australia có một "bộ sưu tập" đáng kể các loại động vật lớn và đặc hữu sống ở thời kỳ băng hà cuối cùng, như sư tử túi và cá sấu leo cây. Tuy nhiên, nhiều ư kiến ngờ vực rằng chúng không thể to lớn bằng các sinh vật phân bố tại các châu lục khác trong cùng giai đoạn lịch sử đó, bởi sự nghèo kiệt của mảnh đất Australia. Theo quan điểm này, v́ đất đai ở đây quá xấu, nên chỉ sinh ra những loài thực vật bé nhỏ và yếu ớt, cho ra đời những động vật ăn cỏ cũng chẳng to lớn ǵ hơn. Và đến lượt chúng, lại làm mồi cho những kẻ ăn thịt khiêm tốn về ngoại h́nh.

“Nghiên cứu của chúng tôi đă phản bác quan điểm này”, Wroe nói. “Đến châu phi, người ta sẽ t́m thấy những con voi to lớn nhất tại Nambia, trong vùng sa mạc, nơi mà năng suất của thực vật là cực kỳ thấp. C̣n những con voi bé nhất thế giới lại sống trong các cánh rừng nhiệt đới (nơi thức ăn đủ cho mọi loài)”.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, sự tuyệt chủng của D. Optatum hơn 30.000 năm trước không thể do bàn bay của những người thợ săn gây nên. V́ với thân h́nh quá khổng lồ của chúng, người nguyên thuỷ không cần phải giết nhiều con để lấy thịt đến thế, vả lại, họ cũng không có được những vũ khí hiệu quả để tiêu diệt chúng.

Bích Hạnh (theo BBC)

V́ sao các loài vật lớn vắng bóng ở Australia?

Những người đốt rừng tiền sử đă vô t́nh tiêu diệt những loài dă thú khổng lồ một thời tung hoành trên châu lục này. Phân tích vỏ trứng cổ đại, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những động vật đó đă biến mất khỏi mặt đất khoảng 50.000 năm trước, khi con người thiêu trụi nơi kiếm ăn của chúng.

Loài kanguru ăn thịt khổng lồ, những con thằn lằn dài tới 7 mét, sư tử có túi và những loài chim khổng lồ không biết bay..., tất cả đều chết sạch khoảng 45.000-55.000 năm trước. Trong khi đó, hầu hết các nhà khoa học đồng ư rằng con người đến Australia cách đây từ 50.000 đến 55.000 năm. Sự trùng hợp đáng ngờ này khiến nhiều chuyên gia đi tới kết luận rằng, việc săn bắn quá mức của người tiền sử đă gây nên sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật.

Song, các chuyên gia khác lại khẳng định con người không đủ sức “quét sạch” khỏi toàn bộ lục địa nhiều loài trong thời gian ngắn như vậy. Để chứng minh cho luận điểm này, nhà địa chất học Gifford Miller của Đại học Colorado tại Boulder (Mỹ) và một nhóm nghiên cứu quốc tế phân tích hàng trăm mảnh vỏ trứng của một loài chim không biết bay đă tuyệt chủng, có tên gọi Genyornis, sống cách đây từ 130.000 tới 50.000 năm. Họ so sánh chúng với những vỏ trứng đà điểu, có tuổi từ 130.000 năm trở xuống.

V́ đồng vị carbon trong vỏ trứng tiết lộ thực đơn của loài chim khi chúng chuẩn bị đón lứa con ra đời, nhóm nghiên cứu đă t́m ra món ăn được đà điểu ưa thích là cỏ, cây bụi và thân cây, hoặc hỗn hợp những thứ đó. Nhưng đến khoảng 50.000 năm trước, cỏ đă biến mất khỏi thực đơn của loài chim nhanh nhẹn này. Mặc dù vậy, đà điểu vẫn sống sót cho tới ngày nay. Trong khi đó Genyornis khảnh ăn hơn thế nhiều. Chúng chỉ sống được khi có cỏ, và khi thứ cây này không c̣n, chúng đă chết.

Lư giải sao đây về hiện tượng cỏ chết này? Miller cho rằng sự biến đổi khí hậu (nếu có) th́ cũng rất chậm, không đủ để tiêu diệt hầu hết các loại cỏ. Lời giải thích tốt nhất ở đây là con người đă dùng lửa để phát quang các khu rừng. Bert Roberts của Đại học Wollongong ở New South Wales, Australia, đồng ư với giả thuyết này. Ông cho biết những loài thú có túi khổng lồ tuyệt chủng xung quanh khoảng thời gian 50.000 năm, và lư do khả dĩ nhất là việc đốt lửa đă làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái.

Lời bàn: Đây là một giả thiết giải thích sự tuyệt chủng của các loài thú khổng lồ trong đó có khủng long, Dù không hợp lư lắm so với nguyên nhân diệt chủng do nạn Hồng thủy, các chuyên gia ở đây phải công nhận loài người cùng chung sống với các loài thú ấy trong một giai đoạn, cách đây 50 ngàn năm thay v́ 65 ngàn năm

 

Sinh vật nguyên thủy thách thức thuyết tiến hóa

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đă t́m thấy vi cơ quan - một cấu trúc chuyên hoá trôi nổi tự do - bên trong một tế bào nguyên thuỷ. Phát hiện này có thể buộc người ta phải xem xét lại thuyết tiến hoá về tế bào lâu nay.

Các tế bào trong tự nhiên được chia thành hai dạng cơ bản theo kích cỡ và tổ chức bên trong cơ thể. Dạng nguyên thủy nhất là prokaryote - những cấu trúc dạng tế bào tương đối nhỏ, nhưng chưa hoàn chỉnh (nhân mới chỉ tồn tại ở dạng sơ khởi, nghĩa là có vật liệu gene nhưng không có màng bao quanh để tách nó với phần vật chất c̣n lại của tế bào). Prokaryote cũng không có các vi cơ quan bên trong như lục lạp, ty thể... Thuộc nhóm này có vi khuẩn, xạ khuẩn và tảo lam.

Phức tạp hơn nữa là Eukaryote, nhóm tế bào có nhân hoàn chỉnh cấu tạo nên hầu hết các sinh vật sống ngày nay. Các tế bào này có vật liệu gene nằm gọn trong một màng bao, cùng với nhiều tổ chức nội quan khác như ty thể, lạp thể, thể gongi...

Từ lâu, giới khoa học vẫn tin tưởng rằng các prokaryote xuất hiện trước tiên, tiến hoá, sau đó hấp thụ các prokaryote khác và trở thành eukaryote. Mỗi prokaryote được hấp thụ như vậy sẽ h́nh thành màng bao quanh nó, dần dần biến thành vi cơ quan của vật chủ. 

Tuy nhiên mới đây, khi nghiên cứu sinh vật đơn bào Agrobacterium tumefacien, gây nên bệnh mụn cây ở nhiều loài thực vật, giáo sư Roberto Docampo của Đại học bang Illinois, Mỹ, đă phát hiện thấy một vi cơ quan, có vai tṛ giúp vi khuẩn điều chỉnh nồng độ axit trong cơ thể. Điều đáng nói là tổ chức này giống hệt như vi cơ quan t́m thấy trong một sinh vật eukaryote phức tạp hơn. Phát hiện đă chứng tỏ các vi cơ quan được bảo tồn nguyên vẹn trong quá tŕnh tiến hoá từ prokaryote lên eukaryote, chứ không phải được h́nh thành trong quá tŕnh các eukaryote nguyên thuỷ nuốt prokaryote, như trước đây ta vẫn tưởng.

Docampo cũng nhận định đây là một phát hiện quan trọng, v́ trước nay, người ta chưa hề t́m thấy một vi cơ quan như vậy trong một prokaryote. Sau cùng, do cấu trúc này cũng xuất hiện trong một số sinh vật gây bệnh, như kư sinh trùng bệnh sốt rét, kư sinh trùng gây bệnh ngủ châu Phi..., nên các nhà khoa học có quyền hy vọng vào một kỹ thuật mới để đối phó với những căn bệnh này.

B.H. (theo BBC)

  Cuộc di cư của người Do Thái trong mắt nhà khoa học

Những điều kỳ lạ mà Kinh thánh mô tả về Exodus - cuộc di cư của người Do Thái khỏi Ai Cập, như các bệnh dịch hủy diệt, cây bụi bốc cháy hay biển tách..., đều là những hiện tượng tự nhiên mà khoa học hiện đại có thể giải thích được. Một nhà nghiên cứu Anh đă khẳng định như vậy trong cuốn sách mới công bố.

Cuốn sách này có tựa đề “Những bí ẩn của Exodus: Một khám phá khoa học về nguyên nhân tự nhiên khác thường trong các câu chuyện Kinh thánh”. Colin Humphreys, tác giả của nó, cho biết: "Mô tả của Kinh thánh về Exodus chính xác lạ lùng, chỉ có điều chúng ta đă suy luận sai về một số vị trí ở đó".

Là một giáo sư khoa học vật liệu tại Đại học Cambridge, Anh, Humphreys đă sử dụng nhiều tài liệu khác nhau trong việc giải mă những bí ẩn của câu chuyện Kinh thánh.

“Tôi tin rằng tự nhiên đă làm nên những điều kỳ diệu trong cuộc di cư. Chẳng hạn, khi người Do Thái chạy đến biển Đỏ, bị quân đội của pharaoh bao vây, th́ nước bỗng rút ra khơi (để lộ ra đất liền) giúp họ có thể băng qua”, Humphreys nói.

Lời giải thích cho hiện tượng này cũng được đề cập đến trong Kinh Cựu ước, đoạn nói về Exodus: Đó là một “trận cuồng phong” cực lớn. “Tôi tính rằng với một cơn gió lớn có vận tốc khoảng 80 dặm mỗi giờ, thổi liên tục trong nhiều giờ, th́ nước ở phía đầu vịnh Aqaba sẽ bị đẩy lùi ra biển khoảng 730 mét, giúp người Do Thái dễ dàng vượt qua vịnh”, Humphreys suy luận.

Mặt khác, thường th́ những cơn gió thuỷ triều này sẽ từ từ yếu đi, nhưng ở thời điểm cuộc di cư Exodus, khi người Do Thái đă băng qua hết, nó bỗng ngừng lại đột ngột.

“Khi điều này xảy ra, khối nước khổng lồ dội trở lại bờ, tạo nên một con sóng cao khoảng 1,5 mét, lao với tốc độ khoảng 5 mét/giây đổ ập vào quân đội Ai Cập đang đuổi theo những người Do Thái, và nhấn ch́m họ xuống biển Đỏ, như Kinh thánh đă viết”, Humphreys nói.

Humphreys c̣n cung cấp các lư giải khoa học cho những sự kiện kỳ lạ khác. Ông cho rằng chính những thảm họa tự nhiên đă gây nên 10 nạn dịch mà Kinh thánh mô tả. Chẳng hạn, khi ḍng sông Nile bị “chuyển thành máu”, đó là khi tảo độc màu đỏ lan tràn, giết chết cá, ếch trên sông, thu hút ruồi muỗi tới...

Cũng dựa trên những lời giải thích trong Kinh thánh, Humphreys đă xây dựng lại được hành tŕnh của cuộc di cư này: Người Do Thái rời Ai Cập theo một tuyến đường buôn bán cổ đại, băng qua bán đảo Sinai (thuộc Ai Cập) tới vịnh Aqaba - chỏm phía bắc của biển Đỏ -sau đó tới chân núi Sinai.

Humphreys cho biết thêm “ngọn núi Sinai thực chất là một ngọn núi lửa ở Ảrập Xêut được gọi là núi Bedr. Nó phù hợp với mô tả của Kinh thánh về ngọn Sinai đến từng chi tiết”. Chẳng hạn, ngọn núi này được bao phủ bởi các thảm thực vật tương đối dày, v́ thế người Do Thái có thể sống xung quanh chân núi. Ngoài ra, tro bụi phun lên từ núi Bedr có thể chính nguyên nhân của hiện tượng “các bụi cây bốc cháy” mà Kinh thánh ghi lại.

B.H. (theo Discovery)

Cừu Dolly đă chết

Dolly, con vật có vú đầu tiên được nhân bản trên thế giới, đă đi vào giấc ngủ vĩnh hằng hôm qua, bằng một mũi tiêm gây chết không đau đớn (c̣n gọi là cái chết êm ả). Các bác sĩ thú y phát hiện thấy nó bị viêm phổi nặng, một căn bệnh thường gặp ở cừu già.

Tiến sĩ Harry Griffin, một nhà nghiên cứu của viện Roslin (Scotland), cho biết: “Cừu có thể sống tới 11 hoặc 12 năm, và bệnh viêm phổi là khá phổ biến ở những con cừu già, đặc biệt với những con nuôi nhốt. Chúng tôi đang mổ khám nghiệm tử thi của Dolly và sẽ sớm công bố kết quả”.

Dolly, được đặt theo tên của nữ ca sĩ Scotland Dolly Parton, chào đời ngày 5/7/1996 và ra mắt công chúng một năm sau đó. Con cừu cái này là sản phẩm của quá tŕnh nhân bản vô tính: Người ta lấy nhân từ một tế bào tuyến vú của một con cừu cái trưởng thành, và cấy nó vào một tế bào trứng cừu khác.

Sự ra đời của cừu Dolly đă dấy lên những lời chỉ trích và lo ngại rằng, khoảng cách từ việc nhân bản cừu đến việc tạo bản sao người chỉ c̣n là một quăng ngắn. Tuy nhiên khi đó, Griffin đă bảo vệ sản phẩm của ḿnh với tuyên bố rằng, nghiên cứu này có thể mở đường cho những hướng điều trị mới trên nhiều loại bệnh tật.

Về mặt sinh lư, Dolly vẫn là một con cừu cái b́nh thường, và nó đă hai lần sinh nở với một con cừu đực xứ Welsh có tên gọi là David, lứa đầu tiên đẻ một con vào tháng 4/1998 và lần hai 3 con vào năm 1999.

Tháng 1/2002, Dolly được phát hiện mắc chứng viêm khớp - một t́nh trạng thường thấy trên các động vật già. Căn bệnh này đă làm bùng nổ cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học về việc liệu có phải bộ gene của nó cũng “già” hơn 5 năm so với b́nh thường, và rằng tất cả các động vật nhân bản có bị lăo hóa sớm như vậy hay không. Giáo sư Ian Wilmut, trưởng nhóm nghiên cứu, khi đó đă cho biết, bệnh viêm khớp chứng tỏ kỹ thuật nhân bản của họ chưa thực sự hiệu quả, và cần được tiếp tục nghiên cứu.

“Nếu cái chết sớm của Dolly có liên quan tới việc nhân bản, th́ đây sẽ là bằng chứng bổ sung cho thấy sự nguy hiểm tiềm tàng trong việc tạo bản sao người, và sự thiếu trách nhiệm của những ai đang ra sức mở rộng loại h́nh nghiên cứu này trên người”, giáo sư Richard Gardner, Chủ tịch hiệp hội Hoàng gia Anh, tuyên bố.

Người ta dự định đưa Dolly về trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Scotland ở Edinburgh.

B.H. (theo Discovery, BBC)

Thêm một kết luận xấu về động vật nhân bản

Mới đây các nhà khoa học Mỹ thông báo, chuột nhân bản hầu như đều mắc bệnh béo ph́, và v́ vậy, tuổi thọ của chúng thấp hơn b́nh thường. Đây là tin xấu thứ hai về sự sống nhân bản, sau tin cừu Dolly bị viêm khớp.

Nhà hóa sinh Randall Sakai, Đại học Cincinnati (Mỹ), đă theo dơi cuộc sống của chuột nhân bản vô tính. Ông thấy rằng, những con chuột này không những to lớn hơn b́nh thường, mà c̣n có đầy đủ các dấu hiệu của chứng béo ph́, như nồng độ insulin trong máu cao, và tỷ lệ mỡ trong cơ thể lớn hơn ở chuột thường. Các triệu chứng đó, theo nhóm khoa học, là hệ quả trực tiếp của nhân bản vô tính.

Việc nhân bản thường được tiến hành theo hai cách sau: bỏ nhân của một trứng, thay vào đó là nhân của tế bào trưởng thành hoặc nhân của tế bào gốc phôi. Với các động vật lớn như cừu, lợn, ḅ, các nhà khoa học vẫn thường sử dụng nhân của tế bào trưởng thành mà không dùng nhân của tế bào gốc phôi, mặc dù theo nhiều ghi nhận, tỷ lệ thành công khi dùng tế bào gốc phôi là cao hơn.

Đầu tháng 7/2001, ông Rudolf Jaenisch thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cho biết, bộ gene của tế bào gốc phôi rất không ổn định trong quá tŕnh nuôi cấy thí nghiệm. V́ thế, những sai sót về gene tuy không thể hiện ra ngoài, nhưng tiềm ẩn nguy cơ phát bệnh bất cứ lúc nào và có thể di truyền cho các thế hệ sau. Với các tế bào trưởng thành có chức năng đă được định sẵn, khả năng này ít xảy ra hơn.

 

Ian Wilmut, một trong những cha đẻ của cừu nhân bản Dolly, cảnh báo trong một bài b́nh luận đăng trên tạp chí Nature: "Đă đến lúc chúng ta cần đặt câu hỏi, liệu có một sinh vật nhân bản nào phát triển b́nh thường hay không?". Wilmut đề nghị có những nghiên cứu chi tiết hơn nữa về động vật nhân bản, trước khi phương pháp này được áp dụng rộng răi trong y học và nông nghiệp.

Minh Hy (theo dpa)

   

Có phải loài người đă ngừng tiến hóa?

Nếu bạn hy vọng một ngày nào đó con người có thể to lớn hay thông minh hơn nữa, hăy dẹp ư tưởng đó đi. Giáo sư Steve Jones (Anh) đă tuyên bố rằng, đây là trạng thái tốt nhất mà con người có thể có. Chúng ta đă tới ngưỡng tiến hóa và không thể thay đổi thêm nữa.

Quan điểm của Steve Jones, Đại học London, đă làm bùng lên cuộc tranh căi giữa các nhà khoa học theo những trường phái khác nhau. Phe phản đối tranh luận rằng loài người vẫn đang tiếp tục bị chi phối bởi áp lực tiến hóa, vốn tạo ra vô số các loài từng ngự trị trái đất trong hơn 3 tỷ năm qua.

Giáo sư Chris Stringer, thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, cho biết:  “Nếu bạn nh́n vào thời kỳ đồ đá ở châu Âu khoảng 50.000 năm về trước, bạn sẽ kết luận rằng xu hướng của loài người là ngày càng to hơn và khỏe mạnh hơn. Nhưng thực tế là sau đó, một loài người thông minh, cao và nhẹ hơn đă từ châu Phi tới và chiếm cứ toàn thế giới. Vậy đấy, đơn giản là bạn không thể dự đoán được sự tiến hóa theo cách này. Ai biết đằng trước chúng ta là ǵ?”.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng loài người đang kém thông minh đi và dễ bị kích thích hơn. Người khác lại nhận thấy có những dấu hiệu của sự khôn ngoan hơn và giảm sút về sức khỏe, trong khi những đại diện như Steve Jones lại cho rằng chúng ta đă "đến đỉnh". 

Con người đang ở trạng thái "tŕ trệ"

Theo học thuyết của Darwin, những động vật đơn lẻ thích nghi tốt nhất với môi trường sẽ sống lâu hơn và có nhiều con cái hơn, v́ thế, chúng sẽ truyền gene của ḿnh qua các quần thể. Điều này tạo ra những thay đổi theo hướng tiến hóa. Chẳng hạn, động vật móng guốc với chiếc cổ dài có thể vươn tới những lá cây ngon nhất trên cao và nhờ đó ăn được nhiều hơn, sống lâu hơn và đông con cháu hơn. Cuối cùng, chúng tiến hóa thành hươu cao cổ. Trong khi những con cổ ngắn hơn th́ bị chết.

Con người chúng ta cũng đă trải qua quá tŕnh tiến hóa tương tự, nhưng nay, quá tŕnh này chững lại v́ gene của hầu như tất cả mọi người đều được truyền lại cho thế hệ sau, mà không chỉ là những người thích nghi nhất với môi trường.

GS Jones nhận định: "Ở London, trong hầu hết chiều dài lịch sử của thành phố, tỷ lệ chết luôn vượt xa tỷ lệ sinh. Nếu nh́n vào các nghĩa địa từ thời cổ đại đến thời Victoria, bạn có thể thấy nửa số trẻ sinh ra chết trước tuổi thành niên, có thể do bộ gene không giúp họ chống đỡ được bệnh tật. Nay, 98% trẻ em có cơ hội sống đến 25 tuổi. Không có ǵ thay đổi cả. Chúng ta đă rơi vào trạng thái tŕ trệ".

Hơn nữa, theo ông, các quần thể người nay không ngừng pha trộn. Nếu như trước kia, người ta sống quanh quẩn ở một thành phố và kết hôn lẫn nhau, th́ nay, con người công tác, học tập và di cư  khắp thế giới. Sự kết hợp giữa họ cuối cùng sẽ tạo ra một chủng người thống nhất có màu da nâu. Ngoại trừ điều này, c̣n lại sẽ chỉ c̣n những thay đổi rất nhỏ. Tuy nhiên, những tranh luận như vậy chỉ đúng trong thế giới phương Tây, nơi mà thức ăn, điều kiện vệ sinh và tiến bộ y học giúp cho hầu hết các thành viên trong xă hội được sống và truyền gene cho con cháu. Tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi, những yếu tố bảo vệ như thế chưa nhiều.

Nếu có tiến hóa, điều ǵ sẽ thay đổi?

Tuy nhiên, các nhà khoa học khác tin rằng áp lực của tiến hóa vẫn đang ảnh hưởng đến loài người. Chẳng hạn, những người sắc sảo hơn trong suy nghĩ và có khả năng tích lũy tiền cao hơn sẽ có ưu thế hơn. Họ có nhiều con hơn và cơ hội sống sót tốt hơn. Nói cách khác, trí tuệ của loài người vẫn buộc chúng ta phải tiến hóa.

Quan điểm này bị Peter Ward của Đại học Washington ở Seattle (Mỹ) bác bỏ. Trong cuốn Tiến hoá trong tương lai của ông, Ward cũng cho rằng lối sống phương Tây đă loại con người khỏi ḍng chảy tiến hóa chung của muôn loài. Theo ông, sẽ không có ǵ thay đổi, trừ phi chúng ta áp dụng công nghệ gene để con người có thể sống lâu hơn hoặc khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, Stringer phản đối quan điểm này. Ông cho rằng tiến hóa luôn luôn diễn ra, chỉ có điều rất khó dự đoán. Chẳng hạn, năo bộ từng bé đi trong ṿng 10.000 năm qua. Và vóc dáng chúng ta cũng chịu sự suy giảm tương tự. Chúng ta yếu ớt hơn và có bộ năo bé nhỏ hơn so với tổ tiên chỉ vài ngh́n năm trước. V́ thế mặc dù chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi sự tiến hóa, điều đó không có nghĩa là tất cả mọi thứ đều được cải thiện.

Cho đến nay, mọi giả thuyết vẫn chỉ dừng lại ở mức độ gây tranh căi.

B.H. (theo Guardian)

Trịnh Xuân Thuận: 'Tôi tin vào thuyết sáng tạo'

 

Nói tiếng Việt không thật chuẩn, thường xuyên phải minh họa bằng tiếng Anh, Pháp và cả "body language", nhưng giáo sư Trịnh Xuân Thuận vẫn hấp dẫn hội trường đông kín người tại ĐH Bách khoa Hà Nội suốt 3 giờ đồng hồ sáng nay, với bài nói chuyện về Big bang và con người trong vũ trụ.

Đây là một trong số nhiều buổi gặp gỡ của ông với các chuyên gia và sinh viên Việt Nam yêu thích môn thiên văn nhân chuyến về nước lần thứ 3. Giới thiệu về Trịnh Xuân Thuận, Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch danh dự Hội Vật lư Việt Nam, chỉ nhận xét ngắn gọn: "Ông hiện là giảng viên Đại học Virginia, là một trong những nhà khoa học tự nhiên Việt Nam nổi tiếng nhất ở Mỹ và Tây Âu".

GS. Thuận là tác giả của 3 cuốn sách Giai điệu bí ẩn, Hỗn độn và Hài ḥa, Tṛ chuyện với Trịnh Xuân Thuận, đă dịch ra tiếng Việt và được bạn đọc hoan nghênh. VnExpress mới đây cũng giới thiệu một bài viết của ông - Ba cái chết của ngôi sao. Cuối năm nay, độc giả sẽ có cơ hội thưởng thức một tác phẩm khác của ông -Cái vô hạn trong ḷng bàn tay.

Bằng những h́nh chiếu đẹp và sinh động, bài giảng của Giáo sư Thuận đă khái quát lại lịch sử h́nh thành ư tưởng vũ trụ của loài người, từ những quan điểm sơ khai ban đầu như trái đất là trung tâm vũ trụ, rồi mặt trời là trung tâm vũ trụ cho đến khi ra đời lư thuyết vũ trụ gồm vô số các thiên hà như ngày nay. Ông giới thiệu các kính thiên văn lớn đặt tại Mỹ và trên thế giới, cách thức sử dụng và ảnh hưởng của các bức xạ khí quyển đối với việc quan sát thiên văn. Câu chuyện của ông cũng xoay quanh các thành viên trong thái dương hệ, từ sao Thủy ở gần nhất đến Diêm vương tinh xa xôi nhất, và xa hơn nữa là các thiên hà, các sao lùn trắng, các tinh vân, lỗ đen..., và đặc biệt là lư thuyết Big Bang (vụ nổ khai sinh vũ trụ) mà theo ông là lư thuyết quan trọng và uy tín nhất trong thiên văn học cho tới nay.

Nói về lịch sử h́nh thành vũ trụ và sự sống, GS. Trịnh Xuân Thuận so sánh, nếu tính tuổi của vũ trụ đến nay là tṛn một năm (với vụ nổ Big Bang là ngày 1/1), th́ hệ mặt trời h́nh thành vào ngày 9/9, tế bào đầu tiên h́nh thành ngày 25/9, cái cây đầu tiên xuất hiện 23/12, động vật có vú 26/12 và người cổ đầu tiên vào ngày cuối cùng của năm - 31/12.

GS. Thuận cũng cho biết bởi sự hoàn hảo và hài ḥa tuyệt vời của vũ trụ, nên ông tin vào nguyên lư sáng tạo, tức là vũ trụ hiện nay không phải được sinh ra ngẫu nhiên, mà được sáng tạo có chủ ư. Tuy nhiên, "đấng sáng tạo" đó không phải là con người cụ thể, như Chúa hay Phật tổ...

Cuộc thảo luận sôi nổi sau bài giảng của GS. Thuận đă tạo cơ hội cho các học giả và sinh viên Việt Nam bộc lộ niềm say mê thiên văn. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến những vấn đề hóc búa của vũ trụ học hiện nay như năng lượng tối, vũ trụ trong những giây đầu tiên, các lỗ đen và cả những sửa đổi gần đây trong lư thuyết lỗ đen của Hawking. Ba tiếng đồng hồ không ngắn nhưng vẫn là chưa đủ đối với nhiều người. Tạm biệt GS. Thuận, họ hy vọng lại có ngày được tiếp xúc với ông và tiếp cận với các thông tin mới nhất về lĩnh vực khoa học hấp dẫn này.  

Bên lề buổi nói chuyện, GS. Thuận đă có cuộc trao đổi ngắn với báo chí:

- Ông đánh giá thế nào về vị trí của ngành thiên văn hiện nay?

- Thiên văn học đang được quan tâm hơn. Các nước, nhất là Mỹ và châu Âu, đầu tư ngày càng nhiều cho lĩnh vực này, với các kính thiên văn càng ngày càng lớn, và nhiều thiết bị, dụng cụ mới. Tôi cho rằng trong 5 - 10 năm tới, thiên văn học sẽ trả lời được nhiều vấn đề, như bằng cách nào các thiên hà nảy nở, cái ǵ tạo nên vật chất tối của vũ trụ...

- Là một Việt kiều, với ưu thế kiến thức của ḿnh, ông có dự định ǵ giúp đỡ ngành thiên văn Việt Nam?

- Trong chuyến thăm này, tôi đă trao đổi với các viện nghiên cứu và các nhà lănh đạo về vấn đề đưa các sinh viên Việt Nam sang Mỹ học và đưa giáo sư Mỹ thật giỏi tới Việt Nam giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo của Việt Nam. Cụ thể, tôi đă đến thăm và kư kết với lănh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội về việc trao đổi sinh viên giữa trường với Đại học Virginia. Tuy nhiên, những công việc như thế này đ̣i hỏi khá nhiều th́ giờ, mà tôi th́ rất bận, vừa giảng dạy, vừa viết sách lại vừa khảo cứu, do đó nếu có ai giúp được trong vấn đề này th́ tốt quá.

- Có ư kiến cho rằng thiên văn học là ngành khoa học lư thuyết thuần tuư, chưa có khả năng ứng dụng rộng răi, nếu Việt Nam đầu tư cho lĩnh vực này trong điều kiện c̣n nghèo như hiện nay sẽ là lăng phí. Ông nhận định thế nào?

- Tôi công nhận Việt Nam phải làm cái ǵ thiết thực hơn, nhưng chúng ta cũng nên "gieo giống" cho ngành khoa học thiên văn, v́ đó là môn khoa học cơ bản, không thể quên hết những ǵ cơ bản được.

- Hội nghị vật lư châu Á - Thái B́nh dương lần 9 tới sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 10, ông có dự định ǵ cho sự kiện này?

- Tôi sẽ tŕnh bày 1 báo cáo về những khảo cứu mà tôi dùng kính thiên văn Hubble. Cụ thể, tôi vừa t́m ra một thiên hà rất trẻ, chỉ khoảng 500 triệu năm, so với tuổi 14 tỷ năm của vũ trụ là rất nhỏ.

 

Các nhà khoa học có tin vào Chúa?

 

 

Khoảng 2/3 các nhà nghiên cứu tin vào Đấng tối cao này. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy sự khác biệt sâu sắc giữa họ phụ thuộc vào lĩnh vực mà họ đang theo đuổi.

Theo đó, những người làm trong ngành khoa học xă hội có xu hướng tin vào Chúa và tham dự các hoạt động tôn giáo nhiều hơn so với các học giả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Gần 38% các nhà khoa học tự nhiên - những người liên quan đến bộ môn vật lư, hoá học và sinh học - cho biết họ không tin vào Chúa. Trong khi đó, chỉ có 31% những người nghiên cứu xă hội không tin vào thế lực thần bí này.

Trong cuộc khảo sát, nhà xă hội học Elaine Howard Ecklund từ Đại học Rice đă t́m hiểu 1.646 thành viên tại các trường đại học chuyên nghiên cứu, đưa ra 36 câu hỏi về niềm tin và các hoạt động tinh thần.

"Dựa trên các nghiên cứu trước đây, chúng tôi tưởng rằng các nhà khoa học xă hội sẽ ít thực hành tôn giáo hơn các nhà khoa học tự nhiên, nhưng dữ liệu thu được lại cho kết quả ngược lại", Ecklund nói.

Một số kết quả nổi bật như sau: 41% các nhà sinh học không tin có Chúa, trong khi con số này chỉ là 27% ở các nhà khoa học chính trị.

Trong một công tŕnh độc lập tại Đại học Chicago, công bố tháng 6 vừa qua, 76% các bác sĩ nói họ tin vào Chúa, và 59% tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia.

"Giờ đây chúng ta phải t́m hiểu nguồn gốc của những khác biệt này", Ecklund nói. "Nhiều nhà khoa học xem ḿnh là người duy tâm lại không gắn với tôn giáo cụ thể nào cả và không tin vào Chúa". Ecklund và cộng sự đang thực hiện những cuộc điều tra dài hơi hơn để t́m hiểu nguyên nhân của điều này.

Vnexpress.net / T. An (theo LiveScience

 

Những thắc mắc thú vị về động vật

 

Cánh bướm đủ màu rất đẹp, nhưng có loại nào trong suốt không? Có. Đó là loại bướm Pteronymia với đôi cánh trong suốt như thuỷ tinh, sống ở Costa Rica. Tuy đẹp, nhưng nó là một trong những loài bướm độc nhất trên thế giới, do phấn có mang độc tố tương đương nọc rắn hổ mang.

Có loài khủng long nào bắt mồi cả trên cạn và dưới nước không?

Có. Đó là loài Suchomimus tenerensis sống cách đây 100 triệu năm. Hoá thạch của nó được phát hiện ở Niger. Nó có 2 chân sau to khoẻ để chạy, hai chân trước có những vuốt nhọn dài 30 cm để chộp và mổ bụng con mồi. Khi hết mồi trên cạn, nó bơi xuống sông để bắt những con nhỏ hơn. Răng của nó h́nh nón nên dễ ngoạm mồi và xé xác y như cá sấu ngày nay. Nó là nỗi kinh hoàng cả dưới nước và trên cạn.

Động vật có bị những loại bệnh như người?

Có. Mèo là một trong những loài bị béo ph́ và u xơ nhiều nhất.
Ở châu Âu, đặc biệt là Venise (Ư), có những con mèo nặng đến 20 kg do bị u mỡ. Mèo và chó cũng thường ăn thịt nên hay bị sâu răng, viêm quanh răng (viêm nha chu). Các loài linh trưởng th́ bị khối u trong năo, xuất huyết năo. Mèo trắng hay bị ung thư da, chó berger Đức hay bị ung thư lá lách và cũng được điều trị bằng phương pháp xạ trị. Một số loài như chuột, hươu cao cổ, kangourou dễ bị vẹo cột sống, dị tật ở cổ chân. Hổ, báo, sư tử thỉnh thoảng bị đục thuỷ tinh thể, cườm mắt, loạn thị. Đặc biệt, một số loài chó và lợn rừng c̣n bị… liệt dương.

Tại sao dơi hay chúc đầu xuống đất?

Các nhà sinh vật học cho rằng dơi là một trong những loài có hành vi bí ẩn nhất. Đến giờ, người ta vẫn chưa rơ tại sao dơi hay lộn đầu xuống đất. Hoá thạch cổ nhất của dơi có niên đại 50 triệu năm, khá giống với dơi hiện tại. Xương dơi rất mỏng manh nên khó tồn tại lâu được để các nhà cổ sinh vật học có thể “suy ra” vài điều. Một số nhà khoa học chỉ dám đưa ra giả thiết rằng tổ tiên của dơi là một loài giống chuột, leo cây để ăn quả và côn trùng. Sau đó, móng vuốt của chúng dài ra, cho phép ḅ ngược để không bị kẻ thù phát hiện. Từ đó, dơi có thói quen bám vào cành và lộn đầu xuống.

Sự loạn luân trong thế giới con người tất sẽ sinh ra những cá thể dị tật, c̣n với động vật th́ sao?

Sự loạn luân trong thế giới động vật c̣n thê thảm hơn v́ dẫn đến sự tuyệt chủng. Cụ thể như loài bướm Melitae cinxia chuyên giao phối trong gia đ́nh và đă sắp tuyệt diệt. Theo các nhà khoa học, một số loài thú có vú sẽ bị chết nếu lỡ giao phối với cha hoặc mẹ, chẳng hạn loài ngựa. Tuy nhiên, cho đến nay, việc kiểm chứng và nghiên cứu cụ thể th́ chưa ai làm được.

Loài kỳ đà khổng lồ (rồng Komodo) ở Indonesia có nọc độc?

Đúng ra, do quen ăn thịt sống, trong miệng nó có nhiều vi khuẩn độc bám ở răng. Khi đă cắn một con vật nào, loài kỳ đà này sẽ để lại vết thương. Dù con mồi có thoát được th́ chỉ hai ngày sau, vết thương sẽ sưng tấy và nhiễm trùng dữ dội. Từ năm 1996, các nhà khoa học Mỹ đă thống kê được trong miệng rồng Komodo có đến 50 loại vi khuẩn độc, trong đó 7 loại được xem là cực độc.

Có loài bọ hung biết “cân đong” bạn t́nh trước khi truyền giống?

Đúng. Đó là loài bọ hung Parastizopus armaticeps. Trước khi “vào cuộc”, con cái giả vờ để con đực leo lên lưng. Nó ước lượng xem con đực có đủ nặng để sau này giúp vợ đào hang đẻ trứng hay không. Nếu thấy con đực “èo uột”, nó hất xuống ngay để đi t́m một gă có “cơ bắp”.

Con người uống nước bẩn dễ bị bệnh đường ruột, c̣n thú vật uống nước sông, suối th́ sao?

Thực ra, trên nguyên tắc, động vật uống nước bẩn cũng sẽ “lănh đủ” như người, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, trong thực tế, ít khi chúng bị như vậy do có hệ miễm nhiễm rất phát triển. Do đó, chúng có vẻ bất chấp vi khuẩn. Nhưng các nhà sinh vật học cho rằng một số loài dễ bị bệnh đường ruột nếu uống phải nước bẩn, đó là hươu, nai, vịt, khỉ và thằn lằn. Dù sao, do không thể có nước sạch, chúng vẫn phải uống và cơ thể chúng dần quen đi.

(Theo La Recherche, Pour la Science, 10,11/2000)

 

 


H́nh ảnh thiên văn đẹp nhất 2003  |  Chim tuyệt chủng tái phát ở Fiji  |  Động vật biến mất chưa chắc đă tuyệt chủng  |  Chúng ta được tạo từ đất sét

Chuột cổ đại lớn bằng con trâu  |  Thú có túi khổng lồ ở Úc  |  Thú có túi khổng lồ ở Úc  |  Động vật khổng lồ ở Úc  |  Sinh vật nguyên thủy thách thức Thuyết tiến hóa

Cuộc di cư của người Do-thái  |  Cừu Doly đă chết  |  Một hậu quả xấu của nhân bản  |  Có phải người đă ngừng tiến hóa   

Trịnh Xuân Thuận tin Thuyết sáng tạo  |  Các nhà khoa học tin Chúa  |  Những thắc mắc thú vị về động vật